Đối mặt với những thay đổi tâm lí khi mắc ung thư vú
Làm thế nào để đối mặt với những cảm xúc xuất hiện khi được chẩn đoán và phải sống chung với bệnh ung thư vú? Điều này … Gọi bác sĩ trực tuyến 24/7
Làm thế nào để đối mặt với những cảm xúc xuất hiện khi được chẩn đoán và phải sống chung với bệnh ung thư vú? Điều này không chỉ quan trong với sức khỏe tinh thần mà còn cả sự sống của bạn nữa!
Cú sốc ban đầu
Được chẩn đoán ung thư vú là một cú sốc rất lớn. Những người phụ nữ cho biết họ sợ ung thư vú nhiều hơn cả bệnh tim, mặc dù ung thư vú có cơ hội sống nhiều hơn khi bị suy tim hay đột quỵ.
Ung thư vú đã được phát hiện từ thời kì Ai cập, và nỗi sợ căn bệnh này cũng như sợ hãi việc điều trị dường như cố hữu ở tất cả mọi phụ nữ trên toàn thế giới.
Tâm lí bình thường sau chẩn đoán và trong điều trị
Dưới đây là một số trạng thái tâm lí bạn có thể trải qua khi được chẩn đoán và trong quá trình điều trị ung thư vú:
- Sợ hãi và sốc
- Phủ nhận
- Tức giận
- Trầm cảm
- Buồn chán
- Lo lắng
- Căng thẳng
- Cảm thấy có lỗi, tự đổ lỗi cho bản thân mình
- Cô đơn
- Hi vọng
Đáp ứng thể chất với cảm xúc mạnh
Do bạn bắt đầu phải đối mặt với chẩn đoán và điều trị, cơ thể bạn sẽ phản ứng với những cảm xúc cũng như phẫu thuật và thuốc. Đáp ứng thể chất với căng thẳng nói chung có thể là:
- Sợ hãi- sợ hãi có thể khiễn bạn mất ngủ, đau đầu và đau mỏi cơ thể.
- Tức giận- tức giận có thể làm tăng huyết áp và khiến tim đập mạnh
- Trầm cảm- trầm cảm có thể dẫn đến mệt mỏi, và không một ai cảm thấy tốt khi họ đang khóc và có tâm trạng cả
- Căng thẳng- căng thẳng lúc đầu chỉ đơn giản là cảm giác không cảm thấy thoải mái, nhưng dần dần, căng thẳng có thể khiến cơn đau của bạn nặng hơn hoặc khiến bạn trở nên dễ bị kích thích.
Cảm xúc không được thể hiện sẽ dẫn đến những vấn đề khác
Bạn không hề đơn độc khi được chẩn đoán mắc ung thư vú, hoặc khi xuất hiện những cảm xúc trên sau chẩn đoán. Thể hiện cảm xúc có thể giúp bạn thấy nhẹ nhõm, giúp bạn tiếp tục trên chặng đường phía trước. Không phải tất cả chúng ta đều thoải mái để thể hiện cảm xúc, nhưng đó là lối thoát an toàn cho cảm xúc của bạn.
Hãy nói ra những cảm xúc của bạn sẽ giúp bạn có thêm sự hỗ trợ và hồi phục nhanh hơn. Những cảm xúc giấu kín của bạn có thể dẫn đến:
- Sự cô đơn, tránh xa mọi người
- Khó chịu
- Vô vọng và suy sụp
- Mất kiểm soát
Tâm lí lo lắng và ung thư
Khi bạn chấp nhận chẩn đoán, bạn có thể đối mặt với những cảm xúc khác. Mất một bên vú hoặc một phần vú có ảnh hưởng lâu dài đến thể chất. Nếu điều trị xâm lấn được yêu cầu, nó có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn. Sẽ là điều bình thường nếu bạn lo lắng về:
- Sợ bệnh sẽ tái phát
- Mất sự cuốn hút, hấp dẫn của bản thân
- Gặp khó khăn trong chức năng tình dục
- Mất khả năng sinh sản
Đối mặt và sống chung với ung thư vú
Bạn có thể cải thiện sức khỏe tâm lí và giảm những triệu chứng thực thể nếu có kế hoạch đối mặt với chúng tốt. Nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng những người phụ nữ được hỗ trợ với những cơn đau và suy sụp tinh thần sẽ giảm tình trạng lo lắng, mệt mỏi và trầm cảm. Dưới đây là một vài cách để đối mặt với cảm xúc của bạn
- Giao tiếp với gia đình và bạn bè
- Nói chuyện với đội ngũ bác sỹ, nhân viên y tế về sự lựa chọn mang thai trước khi bạn điều trị
- Duy trì sự thân mật với chồng.
- Gặp chuyên gia tư vấn
- Tham gia nhóm hỗ trợ
- Bày tỏ nhu cầu và nhận sự giúp đỡ. Đảm bảo rằng bạn thể hiện những cảm xúc tiêu cực ra ngoài- bạn không phải lúc nào cũng cố gắng thể hiện cảm xúc tích cực
- Báo lại những triệu chứng của bạn với đội ngũ nhân viên y tế
- Duy trì thăm khám, giữ kết quả xét nghiệm, đơn thuốc
- Tự nâng cao hiểu biết về ung thư và điều trị
- Tập thể dục
Nhận sự giúp đỡ về mặt cảm xúc không phải dấu hiệu của sự yếu đuối
Bạn có thể cảm thấy áp lực khi phải trở nên mạnh mẽ hoặc phải can đảm khi bạn không cảm thấy như vậy. Có lẽ bạn không dễ dàng chia sẻ cảm xúc của mình với người khác. Bạn có thể phải gánh vác nhiều trách nhiệm và được nhiều người tin tưởng, do vậy, bạn cảm thấy rằng mình phải giấu nỗi sợ hãi vào trong. Việc chia sẻ cảm xúc và những vấn đề bạn gặp phải trong trường hợp này có thể khiến bạn cảm thấy mình dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây ở phụ nữ mắc ung thư vú cho thấy, những phụ nữ thể hiện sự giận dữ, sợ hãi, buồn chán sẽ sống lâu hơn những người giấu kín những cảm xúc này. Dưới đây là một vài cách để thể hiện cảm xúc của bạn và nâng cao sức khỏe tâm lí và thể chất:
- Dành thời gian nói chuyện với gia đình, đặc biệt với trẻ nhỏ
- Giao tiếp với bạn bè đồng nghiệp
- Tham gia nhóm hỗ trợ hoặc cộng đồng hỗ trợ online
- Tìm một chuyên gia tốt và thăm khám thường xuyên
Cảm xúc của bạn về ung thư vú và ảnh hưởng của nó lên cơ thể, gia đình, mối quan hệ, tài chính, và tỉ lệ tử vong là có căn cứ và bình thường. Thể hiện cảm xúc và nhu cầu sẽ giúp nâng cao sức khỏe của bạn. Hãy nói ra để bạn có thể sống tốt hơn!
CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo verywell)Viện y học ứng dụng Việt Nam