Chất FISETIN trong rau quả làm chậm bệnh sa sút Alzheimer?

Bs Alan R. Jacobs cho biết các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Sinh học Salk (Hoa Kỳ) đã công bố một loạt các nghiên cứu về fiselin (hoạt chất hiện diện trong trái dâu tây, nho và củ hành) có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh não bộ trong quá trình lão hoá. Hoạt chất này vừa các tác dụng chống oxy hoá và chống viêm trên tế bào thần kinh não bộ.

Nghiên cứu tác dụng bảo vệ trí nhớ của fisetin thực hiện trên chuỗi chuyển vận gen đôi ở chuột bị bệnh Alzheimer. Chuột 3 tháng tuổi dùng fisetin, 9 tháng sau ngưng dùng và khi kiểm tra bằng thử nghiệm khả năng ghi nhận và ghi nhớ chuẩn số chuốt này bị giảm trí nhớ nhiều hơn. Kết quả thử nghiệm khả năng nghi nhận và ghi nhớ ở số chuột được nuôi fisetin hàng ngày tốt hơn so với số chuột Alzheimer vận chuyển gen đôi ở thời điểm 9 và 12 tháng tuổi. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện tiến trình viêm tế bào thần kinh bị kích hoạt ở số chuột bị suy giảm trí nhớ. Ngược lại,ở số chuột được nuôi ăn fisetin tế bào viêm không bị tác động và các phân tử chống viêm lại được kích hoạt. Các bác sĩ sẽ tiếp tục nghiên cứu chi tiết fisetin bảo vệ trí nhớ thế nào và thời điểm, liều lượng fisetin tác động trên bệnh Alzheimer cũng như có hay không fisetin có thể đảo ngược sự suy giảm trí nhớ. Nhiều loại rau củ quả có tác dụng làm giảm tiến trình lão hoá đã được nghiên cứu nhiều, tuy nhiên chưa có các công bố kết quả như một chứng cứ y khoa. Trà (chè) xanh, morinda (trái nhàu), giloba ( bạch quả), blueberry (trái việt quất), … đã được sử dụng từ xa xưa như một trong các yếu tố điều chỉnh hoạt động sinh học, sinh lý học và cả tâm thần nhằm duy trì sức khoẻ và tuổi thọ của con người. 

- 28-05-2018 -