Bị dị ứng: Nên và không nên làm gì?

Những triệu chứng dị ứng như ho, hắt hơi, ngứa mắt, chảy nước mắt khiến bạn không thể chịu nổi? Bạn nên làm gì khi bị dị ứng? Nghỉ ngơi thật nhiều trên giường, hay tiếp tục chiến đấu với cuộc sống và công việc với…một hộp khăn giấy? Luyện tập thể thao cường độ mạnh thì sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xin nghỉ làm?

Bị dị ứng: Nên và không nên làm gì?
Chắc hẳn bạn sẽ không muốn bệnh dị ứng phá hoại cuộc sống của bạn? Và các bác sỹ thường sẽ không bao giờ khuyên bệnh nhân của mình nghỉ làm chỉ vì bệnh dị ứng, trừ khi họ bị một đợt hen suyễn. Thay vào đó, bạn hãy thử áp dụng một vài liệu pháp điều trị dị ứng như thuốc antihistamine không cần kê đơn. Tuy nhiên, trong những ngày bạn bị dị ứng, bạn nên tránh xa các loại thuốc an thần. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc antihistamine không có tác dụng an thần hoặc dùng nước muối để rửa sạch tác nhân gây dị ứng ra khỏi mũi của mình.

Ở yên trong nhà?

Bị dị ứng: Nên và không nên làm gì?
Nếu cây cỏ, hoa hoặc các loại hạt là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng của bạn, bạn có nên tránh ra ngoài không? Các bác sỹ cho rằng, bạn không nhất thiết phải tránh ra ngoài nếu bạn đã được điều trị. Nếu các thuốc dị ứng không kê đơn không có tác dụng, bạn có thể yêu cầu bác sỹ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc xịt mũi. Thận trọng hơn cũng có thể giúp ích cho bạn: khi đi ra ngoài, hãy đeo kính và mũi. Khi từ ngoài về, hãy thay quần áo ngay lập tức để tránh mang các tác nhân dị ứng vào trong nhà.

Bỏ qua việc luyện tập?

Bị dị ứng: Nên và không nên làm gì?
Nếu bạn có các triệu chứng dị ứng, bạn có nên luyện tập thể thao như bình thường nữa không? Câu trả lời là có, nhưng bạn chỉ nên luyện tập những bài tập khiến bạn cảm thấy thoải mái. Thử luyện tập một số bài tập cơ bản, thông thường và xem xem liệu bài tập đó khiến bạn cảm thấy tốt hơn hay mệt hơn. Mỗi người là một cá thể khác nhau, do vậy, bài tập tốt với người này có thể sẽ khiến người khác cảm thấy mệt hơn, nếu đang bị dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, bạn nên tránh tập thể dục buổi sang ở ngoài trời vì đó là lúc lượng phấn hoa lên cao nhất. Bạn có thể đợi muộn hơn một chút mới ra ngoài luyện tập, hoặc chỉ đơn giản là luyện tập trong nhà, thay vì ra ngoài.

Ăn súp gà?

Bị dị ứng: Nên và không nên làm gì?
Khi bạn bị ốm do cảm lạnh hoặc cúm, súp gà có thể sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn. Nhưng bạn có biết, bí mật của súp gà chính là ở hơi nóng mà bạn hít vào? Cũng giống như việc uống trà vậy. Nhưng, bị dị ứng và ăn súp gà hoặc uống trà nóng thì có ích không? Uống nước nóng hoặc ăn đồ ăn nóng khi bị dị ứng có thể sẽ không giúp ích nhiều với tình trạng viêm mũi hoặc viêm xoang. Nguyên nhân là vì dị ứng là do histamine chứ không phải là một tình trạng nhiễm virus. Uống trà hoặc ăn súp nóng khi bị dị ứng cũng giống như việc bạn bị phát ban mà lại tắm nước nóng vậy, nó chỉ làm mọi việc tệ hơn mà thôi.

Nghỉ ngơi thật nhiều?

Bị dị ứng: Nên và không nên làm gì?
Câu trả lời có thể sẽ khiến bạn hơi rối trí một chút. Nghỉ ngơi sẽ không giúp ích gì trong việc cải thiện các triệu chứng dị ứng của bạn cả vì vấn đề không phải là do hệ miễn dịch yếu. Chỉ có những vấn đề do hệ miễn dịch yếu gây ra mới cải thiện khi bạn nghỉ ngơi mà thôi. Vấn đề là, các triệu chứng dị ứng sẽ rất dễ phát triển thành nhiễm trùng, ví dụ như viêm xoang. Nếu bạn nghỉ ngơi, thì các triệu chứng dị ứng sẽ ít có khả năng phát triển thành một loại nhiễm trùng khác.

Sử dụng đồ uống có cồn?

Bị dị ứng: Nên và không nên làm gì?
Không nên, đặc biệt là nếu bạn đang uống thuốc antihistamine có tác dụng an thần để điều trị các triệu chứng dị ứng của bạn. Nguyên nhân là do, thứ nhất, bạn sẽ gặp phải tác dụng an thần gấp đôi nếu bạn dùng đồ uống có cồn cùng với antihistamine. Thứ hai, đồ uống có cồn, ví dụ như rượu, có xu hướng làm các mô và tế bào đang bị ảnh hưởng bởi triệu chưgns dị ứng đỏ và sưng lên thêm, và điều này chỉ làm tình trạng dị ứng của bạn nặng hơn mà thôi.

Hút thuốc?

Bị dị ứng: Nên và không nên làm gì?
Hút thuốc có thể sẽ làm nặng thêm các triệu chứng dị ứng. Khói thuốc sẽ gây kích thích và tổn thương lớp niêm mạc mũi và khí quản dưới. Từ đó gây ra các triệu chứng hoặc làm nặng hơn các triệu chứng dị ứng, đặc biệt là khi bạn có các triệu chứng dị ứng ở đường hô hấp dưới.

Tiêm?

Bị dị ứng: Nên và không nên làm gì?
Tiêm phòng cúm có thể dự phòng được bệnh cúm. Vậy bạn có nên tiem phòng dị ứng hay không? Có, còn được gọi với tên khác là miễn dịch trị liệu, tiêm dị ứng có thể có tác dụng giống như một loại vaccine. Bác sỹ có thể sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây dị ứng của bạn là gì. Sau đó, bác sỹ sẽ tiêm vào cơ thể mọt lượng nhỏ những chất gây dị ứng này. Mục đích là khiến cơ thể hình thành sự dung nạp với các tác nhân dị ứng, từ đó, không phản ứng lại với các tác nhân này nữa. Nếu các thuốc dị ứng không có tác dụng, hoặc nếu bạn không thể/không muốn uống thuốc hay nếu các triệu chứng dị ứng của bạn dẫn đến các vấn đề khác về sức khỏe, ví dụ như hen suyễn, thì tiêm dị ứng có thể là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Phương pháp tiêm để điều trị dị ứng cần một sự cam kết lớn và lâu dài  do vậy nó không thích hợp với tấ cả mọi người. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ của bạn trước khi quyết đinh tiêm.

- 28-05-2018 -