Bệnh về tiêu hóa có thể do thiếu vitamin D

Bạn hay bị đầy hơi, chướng bụng, hay bị đau nhói ở bụng và thường xuyên phải vào toilet? Một lát cá hồi và một chút ánh nắng mặt trời có thể giúp giải quyết vấn đề. Tại sao lại vậy? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam trả lời câu hỏi này nhé.

Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí BMJ Open Gastroenterolgy, các triệu chứng trên tiêu hóa mà bạn gặp phải có thể là do thiếu hụt vitamin D. Theo thống kê có tới 75% người Mỹ gặp phải tình trạng này và tăng cường cung cấp vitamin D có thể giúp giảm các triệu chứng.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học nhận thấy rằng tới tận 82% những người tham gia nghiên cứu mà mắc phải hội chứng ruột kích thích (IBS) – một căn bệnh ảnh hưởng tới kết tràng với các triệu chứng như đau bụng, táo bón, tiêu chảy và đầy hơi – đều có nồng độ vitamin D trong cơ thể thấp. Trên thực tế, hàm lượng vitamin D càng thấp thì các triệu chứng biểu hiện càng nghiêm trọng và chất lượng cuộc sống của người bệnh càng giảm.

Hiện tại còn quá sớm để kết luận được rằng thiếu vitamin D là nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên theo tiến sỹ Bernard Corfe, chúng ta hoàn toàn có lý do để tin rằng tăng cường bổ sung vitamin D cho cơ thể có thể giúp cải thiện sức khỏe nói chung bởi một nghiên cứu trước đó đã chứng minh những căn bệnh như viêm ruột và ung thư đại trực tràng cũng có liên quan đến hàm lượng vitamin D thấp.

Một giải thích có vẻ hợp lý đối với ảnh hưởng của vitamin D tại ruột: Tại kết tràng có những thụ thể của vitamin D nằm tại đó với vai trò điều hòa và ngăn sự hình thành bệnh viêm ruột – do vậy không cung cấp đủ vitamin D có thể gây ảnh hưởng đến quá trình này. Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra chất dẫn truyền thần kinh có khả năng cải thiện tâm trạng đó là serotonin. Điều này giải thích tại sao những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích lại thường cảm thấy chán nản, suy sụp và chất lượng cuộc sống của họ rất thấp.

Hiện tại, Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo rằng người trưởng thành nên cung cấp khoảng 600 IU vitamin D mỗi ngày. Nhiều bác sỹ cho rằng con số này là quá thấp và khuyến cáo nên bổ sung từ 1500 – 4000 IU (những người tham gia nghiên cứu được cho sử dụng 3000 IU) để đạt được hiệu quả tối ưu. Nếu bạn muốn biết chính xác về hàm lượng vitamin D trong cơ thể mình, hãy yêu cầu được xét nghiệm chỉ số 25-hydorxy vitamin D máu.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng tăng hàm lượng vitamin D tiêu thụ hàng ngày thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung vitamin D có thể giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và giúp cơ xương chắc khỏe. Do vậy, mặc dù không phải là một đảm bảo hoàn toàn chắc chắn nhưng sự thay đổi về chế độ và sinh hoạt sau đây có thể đóng vai trò quyết định trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn

Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin D

Bệnh về tiêu hóa có thể do thiếu vitamin D

Hãy cân nhắc đến những loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá mòi và cá ngừ; trứng; gan; nấm; sữa chua, sữa tươi, sữa hạnh nhân và ngũ cốc. Những điều chỉnh trong chế độ ăn uống sẽ giúp bạn đạt gần hơn tới hàm lượng vitamin D tối ưu – 85 gram filet cá hồi có chứa khoảng 447 IU vitamin D – tuy nhiên ăn uống thôi là chưa đủ nếu hàm lượng vitamin D trong cơ thể bạn quá thấp.

Cân nhắc tới việc sử dụng thực phẩm chức năng

Bệnh về tiêu hóa có thể do thiếu vitamin D

Do hầu hết chúng ta ít hay nhiều đều thiếu vitamin D nên các chuyên gia khuyên rằng bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D – nhất là trong những tháng mùa đông khi cơ thể khó có thể tổng hợp vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời. Hãy tìm mua những sản phẩm có chứa vitamin D3 và bổ sung tối thiểu khoảng 1500 IU/ngày.

Phơi nắng

Bệnh về tiêu hóa có thể do thiếu vitamin D

Trong những tháng ấm áp trong năm, ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất. Việc ra ngoài trời trong khoảng 10 phút với áo phông ngắn tay (và không sử dụng kem chống nắng) sẽ giúp cơ thể bạn sản xuất khoảng 10.000 IU vitamin D – quá đủ cho nhu cầu của một ngày. Tuy nhiên, việc này lại không hề khả thi vào mùa đông bởi ánh nắng mặt trời quá yếu để có thể xuyên qua bầu khí quyển và tới mặt đất. Trong trường hợp này, hãy cân nhắc về hai phương án nêu trên: tăng cường những thực phẩm giàu vitamin D và sử dụng thực phẩm chức năng.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan