Khi nào cần xét nghiệm sinh thiết (Biopsy)?

Sinh thiết là xét nghiệm y khoa phổ biến, khi thực hiện bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể để kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết là một kỹ thuật khá phức tạp, do đó, người ta chỉ làm sinh thiết sau khi đã thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán đơn giản hơn như chụp X-quang, siêu âm... nhưng vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Khám từ xa với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Ung bướu và Nội tổng quát để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị bệnh và tư vấn về xét nghiệm sinh thiết.

Sinh thiết là xét nghiệm y khoa phổ biến, khi thực hiện bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể để kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết là một kỹ thuật khá phức tạp, do đó, người ta chỉ làm sinh thiết sau khi đã thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán đơn giản hơn như chụp X-quang, siêu âm... nhưng vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Xét nghiệm sinh thiết được thực hiện trong các trường hợp:

  • Chẩn đoán ung thư: sau khi người bệnh thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán ung thư như X-quang, CT… và đã xác định được vị trí của khối u. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm sinh thiết nhằm đưa ra kết luận chính xác bệnh nhân mắc loại ung thư gì và ung thư đã lan tới đâu.
  • Kiểm tra và xác định những bất thường về: chức năng (như gan hoặc thận có vấn đề bất thường) và cấu trúc (có khối u hoặc một cơ quan bị sưng).
  • Chẩn đoán các trường hợp bị nhiễm khuẩn hoặc viêm không rõ nguyên nhân như viêm gan, viêm thận hay bệnh lao.
  • Đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm hoặc phân độ của ung thư.

Gọi khám ngay với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Nội tổng quát hoặc Ung bướu trên hệ thống Khám Từ Xa của Wellcare để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và giải đáp những thắc mắc về xét nghiệm sinh thiết.

Wellcare tổng hợp

- 02-07-2018 -

Bài viết liên quan