Chóng mặt

Chóng mặt có thể là cảm giác muốn ngất thoáng qua trong vài giây, cũng có thể là một rối loạn cân bằng nghiêm trọng. Trong số những người trên 60 tuổi, khoảng 20% đã từng trải qua những cơn chóng mặt gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của họ.
Chóng mặt
Chóng mặt. (Ảnh: Doctors healthpress)

Định nghĩa

Chóng mặt có thể là cảm giác muốn ngất thoáng qua trong vài giây, cũng có thể là một rối loạn cân bằng nghiêm trọng. Trong số những người trên 60 tuổi, khoảng 20% đã từng trải qua những cơn chóng mặt gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của họ.
Người bị chóng mặt có thể cảm thấy:

  • Đầu óc quay cuồng.
  • Đứng không vững hoặc mất thăng bằng.
  • Bị lỗi giác, ví dụ như cảm giác mọi thứ xung quanh quay mòng mòng hoặc đang di chuyển.
  • Cảm thấy dập dềnh, mất ổn định hoặc nặng đầu.

Chóng mặt thường là tạm thời và sẽ biến mất mà không cần điều trị. Khi nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của bạn, hãy cố gắng mô tả triệu chứng cụ thể. Cảm giác của bạn khi bị chóng mặt, nguyên nhân mà bạn nghĩ có thể sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt, và tình trạng này đã kéo dài trong bao lâu. Điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây chóng mặt

Nguyên nhân gây chóng mặt cũng đa dạng như các triệu chứng của nó. Chóng mặt có thể đơn giản là do say tàu xe - cảm giác buồn nôn khi đi trên những con đường gập ghềnh hoặc đi tàu lượn. Hoặc nó được gây ra bởi sự xáo trộn bên trong tai, nhiễm trùng, giảm lưu lượng máu do tắc động mạch hoặc bệnh tim, tác dụng phụ của thuốc, lo lắng, hoặc các bệnh khác. Đôi khi không thể xác định được nguyên nhân gây chóng mặt.
Nếu bạn chỉ cảm thấy chóng mặt, mà không kèm thêm bất kỳ triệu chứng nào khác, thì đó không phải là dấu hiệu của một cơn đột quỵ.

Một số nguyên nhân gây chóng mặt bao gồm:

Các vấn đề về tai trong

Nhiều trường hợp bị chóng mặt là do cơ chế cân bằng bên trong tai trong bị ảnh hưởng, ví dụ:

  • Chóng mặt lành tính do tư thế (BPPV)
  • Nhiễm trùng tai (tai giữa)
  • Bệnh Meniere (một rối loạn ở tai trong gây ra những cơn chóng mặt tự phát, cảm giác xoay tròn, kèm theo sự mất thính lực dao động, ù tai, đôi lúc gây cảm giác đầy tai)
  • Đau nửa đầu
  • Lưu lượng máu giảm.

Giảm lưu lượng máu

Chóng mặt có thể là do não không nhận đủ máu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Xơ cứng động mạch/xơ vữa động mạch
  • Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn
  • Rối loạn nhịp tim
  • Hạ huyết áp tư thế (tư thế hạ huyết áp)
  • Chấn thương
  • Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA).

Một số loại thuốc gây chóng mặt

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống động kinh
  • Thuốc kiểm soát huyết áp cao
  • Thuốc an thần
  • Thuốc an thần Tranquilizers.

Các nguyên nhân khác gây chóng mặt

  • Thiếu máu
  • Cơn chấn động
  • Rối loạn lo âu toàn thể
  • Hạ đường huyết
  • Say tàu xe
  • Hoảng loạn vì bị tấn công đột ngột (rối loạn hoảng sợ).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Chóng mặt có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như đau tim hay đột quỵ. Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ giỏi trên hệ thống khám từ xa Wellcare hoặc đến bệnh viện ngay nếu cơn chóng mặt đi kèm với những triệu chứng sau:

  • Đau đầu dữ dội
  • Té hoặc không thể đứng lên và đi lại
  • Đau ngực hoặc nhịp tim bất thường
  • Khó thở
  • Mặt tê
  • Giọng nói, tầm nhìn và thính giác thay đổi đột ngột
  • Chấn thương đầu
  • Sốt cao
  • Một bên cổ cứng lại
  • Nôn liên tục
  • Chân hoặc cánh tay yếu đi
  • Mất ý thức
  • Động kinh.

Gọi tư vấn bác sĩ ngay nếu cơn chóng mặt tái phát một cách đột ngột và nghiêm trọng, hoặc kéo dài. Trong thời gian đó, bạn có thể tự chăm sóc mình bằng cách:

  • Di chuyển từ từ. Khi bạn đứng lên sau khi nằm, cố gắng di chuyển chậm. Nhiều người bị chóng mặt là do họ đứng lên quá nhanh.
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh caffeine và thuốc lá. Vì các chất này làm cản trở lưu thông máu, làm các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Nội Tổng Quát, Tim Mạch

Các bước khám từ xa với bác sĩ

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

BS Trần Thị Hồng An

Hiện bác sĩ Hồng An đang làm việc tại khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare TP.HCM.
Bác sĩ có tham gia nhiều khóa học như lớp siêu âm Tim mạch và Mạch máu, khóa học với các chuyên khoa Nội khoa, Hô hấp, Khớp, cấp cứu, lớp siêu âm Tổng quát...

tran-thi-hong-an

BS Lương Võ Quang Đăng

Chuyên khoa cấp II Nội - Tim mạch tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch với hơn 10 năm kinh nghiệm và đạt nhiều thành tựu trong ngành y; Giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM Bộ môn Nội Tổng Quát.
Công tác tại Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám quốc tế Victoria, Phòng khám quốc tế Yersin, Bệnh viện quốc tế City, Phòng khám quốc tế SOS, Bệnh viện Chợ Rẫy Phnompenh (Campuchia).

luong-vo-quang-dang

BS Trần Thị Như Hoa

Chứng chỉ: đào tạo liên tục về Cộng Hưởng Từ Tim tại Bệnh Viện NUH Singapore; Hội nghị Tim Mạch Mỹ ACC 2012 tại Chicago, USA; Rối loạn nhịp tim tại Quebec, Canada; Hội Nghị Tim Mạch Châu Âu ESC 2014 tại Tây Ban Nha; Hội Nghị Tim Mạch Úc và New Zealand CSANZ 2016 tại Adelaide, Australia...
Hiện bác sĩ Như Hoa đang làm việc tại Phòng khám quốc tế Victoria 135A Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

tran-thi-nhu-hoa

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    Bạch cầu ái toan là những tế báo máu trắng – một trong những thành phần quan trọng của máu giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Tăng bạch cầu ái toan có thể do nhiễm kí sinh trùng, dị ứng hoặc ung thư.
  • 08-06-2018
    Buồn nôn và nôn là hai triệu chứng vô cùng phổ biến trong cuộc sống. Buồn nôn và nôn thường là do viêm dạ dày, ruột hay do ốm nghén trong những tháng đầu khi mang thai. Nhiều loại thuốc cũng có thể gây buồn nôn và nôn, ví dụ như thuốc gây mê...
  • 21-08-2018
    Vú phát ban (ngực phát ban) là tình trạng tấy đỏ và kích ứng vùng da trên vú. Ngực phát ban có thể gây ngứa, có vảy, đau đớn hoặc phồng rộp. Ngực phát ban còn được biết đến với tên gọi nhiễm trùng da hay nổi mề đay vùng ngực.
  • 20-08-2018
    Chảy máu âm đạo khi mang thai (Xuất huyết âm đạo trong thai kỳ) có thể khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm cho các mẹ. Xuất huyết trong ba tháng đầu thai kỳ (tuần 1 đến 12) thường khá phổ biến...
  • 20-08-2018
    Trực tràng là một cơ quan nằm ở cuối ruột già. Chảy máu trực tràng liên quan đến tình trạng đại tiện ra máu ở hậu môn. Máu chảy ra từ trực tràng có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hay nâu sẫm.
  • 20-08-2018
    Protein trong máu cao (hyperproteinemia) là sự gia tăng nồng độ protein trong máu. Protein trong máu cao không phải là bệnh, nhưng nó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác. Protein trong máu tăng cao có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.