Chảy máu âm đạo khi mang thai

Chảy máu âm đạo khi mang thai (Xuất huyết âm đạo trong thai kỳ) có thể khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm cho các mẹ. Xuất huyết trong ba tháng đầu thai kỳ (tuần 1 đến 12) thường khá phổ biến...
Chảy máu âm đạo khi mang thai
(Ảnh minh họa)

Định nghĩa

Chảy máu âm đạo khi mang thai (Xuất huyết âm đạo trong thai kỳ) có thể khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm cho các mẹ. Xuất huyết trong ba tháng đầu thai kỳ (tuần 1 đến 12) thường khá phổ biến, và hầu hết phụ nữ bị chảy máu trong khi mang thai vẫn sinh em bé khỏe mạnh.
Tuy nhiên, chảy máu âm đạo khi mang thai đôi khi là dấu hiệu của sẩy thai hoặc một bệnh khác cần phải điều trị kịp thời. Bằng việc hiểu biết những nguyên nhân phổ biến của xuất huyết âm đạo trong thai kỳ, bạn sẽ dễ dàng tương tác với các bác sĩ trong việc phát hiện và điều trị.

Nguyên nhân

Chảy máu âm đạo khi mang thai có nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân gây nguy hiểm cho thai nhi và cả mẹ, số còn lại thì vẫn an toàn.
Quý I:
Nguyên nhân gây xuất huyết trong 3 tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất) gồm có:

  • Sảy thai tự phát trước tuần thứ 20
  • Cấy máu trong khoảng 10 - 14 ngày sau khi thụ thai
  • Có các vấn đề với cổ tử cung, chẳng hạn như nhiễm trùng cổ tử cung, cổ tử cung bị viêm hoặc tăng trưởng trên cổ tử cung
  • Có thai ngoài tử cung.

Quý II hoặc quý III:
Nguyên nhân có thể gây chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba bao gồm:

  • Thai chết trong tử cung
  • Bong nhau thai
  • Viêm cổ tử cung
  • Bất túc cổ tử cung (không đủ sức cổ tử cung) -cổ tử cung mở sớm có thể dẫn đến sinh non
  • Các vấn đề ở cổ tử cung, chẳng hạn như nhiễm trùng cổ tử cung, cổ tử cung bị viêm hoặc tăng trưởng trên cổ tử cung
  • Sinh non, có thể dẫn đến chảy máu nhẹ, đặc biệt là khi đi kèm với co thắt, đau lưng âm ỉ hay áp lực vùng chậu
  • Vỡ tử cung, hiếm khi xảy ra nhưng đe dọa tính mạng.

Chảy máu âm đạo bình thường ở những tuần cuối thai kỳ:
Chảy máu nhẹ, thường lẫn với chất nhầy, nếu xảy ra vào gần cuối thời kỳ mang thai thì đó có thể là dấu hiệu của việc sinh nở.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trước khi liên lạc với các bác sĩ để chẩn đoán bệnh, bạn phải có những kiến thức cơ bản về xuất huyết âm đạo trong thai kỳ. Bạn phải chuẩn bị tâm lí và kiến thức sẵn sàng để mô tả chính xác cho bác sĩ về tình trạng chảy máu âm đạo. Mặc dù đôi khi, bạn cảm thấy khá kì cục và ngại ngùng.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên (tuần 1 đến 12):

  • Trong lần khám thai tiếp theo, hãy nói cho bác sĩ biết nếu máu âm đạo chảy ra dạng các đốm nhỏ và có màu sáng, và biến mất trong một ngày.
  • Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Phụ sản trong vòng 24 giờ nếu chảy máu âm đạo kéo dài hơn một ngày.
  • Gọi bác sĩ ngay nếu hiện tượng chảy máu âm đạo có xu hướng trở nặng, xuất huyết kèm theo đau bụng, chuột rút, sốt hoặc ớn lạnh.

Trong tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 13 đến 24):

  • Gọi bác sĩ trong ngày nếu máu âm đạo có màu sáng và hết trong vòng một vài giờ.
  • Gọi bác sĩ ngay nếu hiện tượng chảy máu âm đạo kéo dài hơn một ngày hoặc kèm theo đau bụng, chuột rút, sốt, ớn lạnh hay co thắt.

Trong tam cá nguyệt thứ 3 (tuần 25 đến 40):

  • Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có dấu hiệu chảy máu âm đạo trước 37 tuần hoặc chảy máu âm đạo kèm theo đau bụng.
  • Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, hãy nhớ rằng nếu khí hư có màu hồng hoặc có máu, thì đó chỉ là dấu hiệu bình thường cho thấy bạn sắp sinh.

Hướng dẫn khám từ xa với bác sĩ Phụ Sản khoa

Các bước khám từ xa

Bước 1: Chọn bác sĩ bạn muốn tư vấn.

Bước 2: Chọn giờ khám, thanh toán phí khám (thẻ ATM, thẻ tín dụng, chuyển khoản, tiền mặt tại các cửa hàng tiện lợi gần nhà) 

Bước 3: Kiểm tra tin nhắn xác nhận, cập nhật lý do khám và tải ảnh hoặc video mô tả triệu chứng, đơn thuốc, x-quang... để bác sĩ xem trước. 

 Bước 4: Đúng giờ hẹn, gọi cho bác sĩ để được tư vấn

Bước 5: Xem Dặn dò, Chẩn đoán & Toa thuốc sau khi tư vấn hoàn tất.

BS Nguyễn Thị Minh Thu

Bác sĩ hiện đang công tác tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ.
Chuyên khám và tư vấn: tiền hôn nhân, tiền mang thai, tiền sản; tầm soát các dị tật thai trong giai đoạn sớm; khám phụ khoa, vô sinh, mãn kinh, nhũ khoa, thẩm mỹ phụ khoa; phát hiện các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung...

nguyen-thi-minh-thu

BS Trương Huỳnh Hồng Loan

Bác sĩ Hồng Loan có hơn 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị sản phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ.
Chuyên khám và điều trị: bệnh trầm cảm sau sinh, ngứa âm hộ, viêm âm đạo, khí hư bất thường, giải thích các nguy cơ dị tật thai nhi...

truong-huynh-hong-loan

BS.CK1 Quách Văn

Tu nghiệp tại Thái Lan về tổ chức phòng khám thân thiện dành cho cộng đồng LGBT; BS Chuyên khoa I chuyên ngành sản phụ khoa ĐH Y Phạm Ngọc Thạch; hỗ trợ sinh sản hội Hosrem TP.HCM; Điều trị cơ bản và nâng cao bệnh HIV và các bệnh lý về da... 

Khám và điều trị các bệnh lý sản phụ khoa, hiếm muộn; tư vấn khám và điều trị các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

quach-van

Biên dịch bởi Wellcare
(Nguồn: Mayo Clinic)

- 20-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-08-2018
    ​Đau nhức chân là tình trạng thường gặp ở người trưởng thành. Nhiều người chủ quan cho rằng đây là biểu hiện bình thường sau một ngày hoạt động liên tục. Tuy nhiên, ẩn chứa sau triệu chứng đau chân này là những bệnh lý xương khớp rất nguy hiểm.
  • 20-08-2018
    Chuột rút vào ban đêm, hay còn gọi là vọp bẻ, là tình trạng co thắt cơ không kiểm soát ở chân, thường xảy ra khi bạn đang ngủ. Chuột rút vào ban đêm khá phổ biến, tuy nhiên nguyên nhân của nó vẫn chưa được biết tới.
  • 24-02-2021
    Mắt cá chân là một mạng lưới phức tạp của xương, dây chằng, gân và cơ bắp. Nó đủ mạnh để chịu được trọng lượng cơ thể và cho phép bạn di chuyển, nhưng mắt cá chân cũng rất dễ bị tổn thương và đau đớn. Bạn có thể cảm thấy đau ở bên trong hoặc bên ngoài
  • 20-08-2018
    Khứu giác là một trong những giác quan vô cùng quan trọng của cơ thể. Nó không những giúp bạn phân biệt và thưởng thức nhiều loại hương liệu khác nhau, mà còn cảnh báo về những mối nguy hiểm tiềm tàng như khói hoặc bị rò rỉ gas. Khứu giác có thể bị mất
  • 20-08-2018
    Triệu chứng đau, nhức, mỏi xương khớp có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau như: chấn thương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh mạch máu hoặc nguy hiểm hơn là các bệnh u ác tính khớp gối.
  • 16-08-2018
    ​Hiện tượng co giật, sùi bọt mép có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh. Bệnh nhân bị động kinh sẽ chuyển từ trạng thái bình thường sang trạng thái co giật đột ngột, không kiểm soát.