Tâm lý - Thần kinh

  • Cuộc sống hiện đại gấp gáp đem đến quá nhiều nỗi phiền muộn. Căng thẳng, cô đơn, lo lắng, xung đột… tất cả đang gặm nhấm nguồn năng lượng sống của mỗi người. Có khi nào bạn thấy mình buồn bã, chán nản, không còn nghị lực để tiếp tục?  Đừng quá lo lắng!  Ưu tư, buồn phiền nào rồi sẽ qua, điều quan trọng là hãy đối xử tốt với bản thân mình. Bài viết này là món quà tặng gửi đến bạn đọc – nhất là những người đang trải qua những bất công, đau khổ đến mức nhiều khi chỉ muốn buông xuôi chấm dứt mọi thứ.

  • Hành vi xâm hại tình dục trẻ em không chỉ gây tổn thương về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

  • Nhạy cảm là hoàn toàn bình thường, nhưng nhạy cảm quá mức lại trở nên có hại. Quá nhạy cảm có thể làm bạn tin rằng những điều bạn tưởng tượng hoặc những hành động không cố ý là đúng. Giải nghĩa sai những tương tác xảy ra hàng ngày có thể ngăn bạn có một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh.  Kiểm soát sự nhạy cảm với những kiến thức cơ bản, sự tự tin và khả năng tự phục hồi sẽ giúp bạn không phản ứng thái quá với những sự kiện hàng ngày trong cuộc sống.

  • Trầm cảm gây ra cảm giác buồn bã và mất mát, ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử của bạn, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất. Bởi vậy, trầm cảm khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn, thậm chí tạo ra những kết cục rất bi thảm: mẹ giết con, vợ giết chồng, tự tử khi còn rất trẻ với tương lai rộng mở phía trước... Hãy cùng tham khao lời tâm sự về cách đối phó với giai đoạn trầm cảm của Amy Marlow - người đã sống chung 13 năm với rối loạn tâm trạng này.

  • Một số người sinh ra đã rất nhạy cảm. Đó không phải là một căn bệnh hoặc một điều gì đó “không bình thường” – đó chỉ là một đặc điểm về mặt tính cách thôi. Tuy nhiên, nếu một người trước đây không nhạy cảm nhưng bỗng dưng lại trở nên quá nhạy cảm, dễ khóc, cáu kỉnh hoặc tương tự vậy, thì có thể người đó đang gặp vấn đề thật sự.

  • Khi vật lộn với căn bệnh tâm lý của mình, đôi lúc, bạn có thể trở thành kẻ thù lớn nhất của bản thân. Không tác động nào và không một ai có thể gây hại đến bạn hơn chính bản thân bạn.

  • Phần lớn các kiến thức bạn có được về các rối loạn tâm lý đến từ những tờ báo bạn đọc, những chương trình truyền hình bạn theo dõi và những bộ phim bạn xem. Nghiên cứu chỉ ra rằng các phương tiện truyền thông đại chúng là nguồn thông tin chủ yếu của công chúng về các dạng rối loạn như rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt và trầm cảm. 

  • Rối loạn tâm lý là bệnh khá phổ biến, nếu không được hỗ trợ điều trị hoặc kiểm soát có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh trên kênh Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn tâm lý.

  • Ở Mỹ, có hơn 40 triệu người trưởng thành mắc chứng rối loạn lo âu. Rất khó để diễn tả được cuộc sống luôn lo âu như thế nào, trừ khi bạn tự mình trải nghiệm nó. Nhưng với mỗi người phụ nữ (và đàn ông) đang ngày ngày sống cùng sự lo âu, luôn có một nhóm những người xung quanh muốn hiểu và quan tâm đến họ.

  • Đã bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi tại sao mình lại bị người khác ghét hoặc luôn tỏ thái độ không thích thú với bạn và những việc bạn làm? Cuộc sống rất công bằng, có người thương ta thì ắt hẳn sẽ có kẻ ghét, đó là điều không thể tránh khỏi. Đừng hỏi tại sao người ta ghét mình? Có lý do cả đấy! Dưới đây là 15 lí do vì sao bạn luôn bị người khác đố kị, hãy đọc và chiêm nghiệm.