Hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia)

Hypersomnia là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ những cơn buồn ngủ kéo dài quá mức vào ban ngày cũng như ban đêm. Rối loạn Hypersomnia khiến giấc ngủ có thể kéo dài tới 18 tiếng/ngày và kéo dài từ ngày này sang ngày khác, thậm chí cả tuần.

Hội chứng ngủ nhiều (Hypersomnia) là gì?

Hypersomnia là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ những cơn buồn ngủ kéo dài quá mức vào ban ngày cũng như ban đêm. Rối loạn Hypersomnia khiến giấc ngủ có thể kéo dài tới 18 tiếng/ngày và kéo dài từ ngày này sang ngày khác, thậm chí cả tuần.

Hội chứng Hypersomnia (hội chứng ngủ nhiều)

Hội chứng ngủ nhiều. (Nguồn: Asian Scientist)

Triệu chứng của hội chứng ngủ nhiều

Thay vì cảm thấy mệt mỏi do thiếu ngủ hoặc ngắt giấc ngủ vào buổi tối, những người mắc rối loạn này buộc phải ngủ nhiều lần trong ngày, và thường rơi vào những khoảng thời gian không thích hợp với việc ngủ như khi đang làm việc, trong bữa ăn, hoặc thậm chí là khi đang nói chuyện. Những giấc ngủ ban ngày như thế này thường không thể làm giảm các triệu chứng bệnh.

Bệnh nhân thường cảm thấy khó ngủ sau một giấc ngủ dài và có thể cảm thấy mất phương hướng. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Lo lắng
  • Tăng nguy cơ bị kích ứng
  • Giảm năng lượng
  • Bồn chồn, không yên
  • Suy nghĩ chậm
  • Nói chậm
  • Ăn không ngon miệng
  • Ảo giác
  • Có vấn đề với bộ nhớ.

Một số bệnh nhân mất khả năng hoạt động, tương tác với gia đình, xã hội, nghề nghiệp…

Nguyên nhân của hội chứng ngủ nhiều

Hypersomnia có thể là do di truyền, những trường hợp khác thì vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.
Hypersomnia thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi.

Chẩn đoán hội chứng ngủ nhiều

Các tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể cho chứng Hypersomnia:

  • Đặc điểm thường thấy nhất của Hypersomnia là cơn buồn ngủ quá độ kéo dài ít nhất 1 tháng (đối với trường hợp cấp tính) hoặc ít nhất 3 tháng (đối với trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng), cụ thể là các giấc ngủ kéo dài hoặc ngủ lâu vào ban ngày ít nhất 3 lần mỗi tuần.
  • Hypersomnia gây căng thẳng và mệt mỏi đáng kể, nó cũng có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động xã hội, nghề nghiệp…
  • Hypersomnia không phải là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ và không xảy ra cùng với các rối loạn giấc ngủ khác (ví dụ như chứng ngủ rũ, rối loạn giấc ngủ liên quan đến hơi thở, rối loạn nhịp ngủ, bệnh giấc ngủ giả).
  • Ngủ không đủ giấc không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng này.
  • Rối loạn này không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ như ma túy, thuốc men…) hoặc một tình trạng sức khỏe nào đó.
  • Hypersomnia xảy ra có thể là do ảnh hưởng của một số vấn đề thể chất như khối u, chấn thương đầu, hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương. Các vấn đề về sức khỏe khác như chứng đa xơ cứng, trầm cảm, viêm não, động kinh hoặc béo phì cũng có thể góp phần gây ra rối loạn này.

Nguồn tham khảo: https://psychcentral.com/disor...

Biên dịch bởi Khám từ xa Wellcare

- 31-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • Những hành vi ban đầu thoạt có vẻ vô hại và ngây thơ (muốn người kia dành hết thời gian cho mình bởi vì quá yêu) sẽ chuyển biến thành khống chế và đàn áp một cách thái quá (ví dụ đe dọa tuyệt đối không cho người kia đi chơi hay nói chuyện với gia đình bạn bè). Tất nhiên bạo hành có nhiều cấp độ, không phải mọi mối quan hệ bạo hành đều kết thúc với việc nạn nhân bị giết hại, dù trường hợp này có xảy ra.

  • Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý không phải là một nỗi buồn vu vơ nào đó mà chúng ta thi thoảng gặp, không phải là những áp lực mệt mỏi hằng ngày, chỉ cần sự sẻ chia yêu thương là tan biến. Mà nó là một nỗi đau, một bệnh tâm lý cần được chữa trị từng bước một trong một khoảng thời gian dài với một đội ngũ bác sĩ chuyên gia tâm lý được đào tạo lâu năm. Bởi vì nếu chỉ tính riêng quân nhân giải ngũ thì cứ mỗi ngày lại có 22 người tự sát, cứ mỗi 65 phút thì lại có một người tự kết thúc mạng sống của mình.

  • Nhiều người chúng ta trải qua một thời gian dài đau buồn và sầu khổ khi người thân của mình qua đời. Sự đau khổ của bạn thực chất là một phản ứng bình thường trước một mất mát lớn như thế. Nỗi đau đó có thể bao gồm nhiều phản ứng về mặt tinh thần, thể chất, xã hội hoặc cảm xúc khác nhau. Những phản ứng cảm xúc và tinh thần thường bao gồm giận dữ, mặc cảm tội lỗi, lo âu, buồn bã và trầm cảm. Những phản ứng thể chất gồm rối loạn giấc ngủ, khó ăn, những triệu chứng bất thường trên cơ thể và bệnh tật.

  • Chứng bệnh nổi điên bất thường được đặc trưng bởi việc lặp đi lặp lại những hành vi hung hăng, bạo lực không phù hợp với hoàn cảnh. Giận dữ, gây hấn và bùng nổ trong cơn nóng giận có thể là dấu hiệu của rối loạn bùng nổ liên tục (IED).

  • Group therapy (trị liệu theo nhóm) là một phương thức trị liệu tâm lý đặc biệt hiệu quả trong một số tình huống cụ thể như trầm cảm, rối loạn lo sợ...