16 điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm lý - tâm thần

Hiện nay, phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh tâm lý chủ yếu là sử dụng thuốc, tham khảo ngay 15 điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm lý/ tâm thần để tránh những rủi ro đáng tiếc. Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần.

Hiện nay, phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh tâm lý chủ yếu là sử dụng thuốc, tham khảo ngay 16 điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh tâm lý/ tâm thần để tránh những rủi ro đáng tiếc:

  1. Nên nhớ khoa học thần kinh là một bộ môn còn nhiều giới hạn. Hiện tại chưa ai có thể biết hết các cơ chế phản ứng của các chất hóa học trong não bộ (điển hình là các chất dẫn truyền thần kinh). Điều này chỉ rõ việc sử dụng thuốc để thay đổi các chất hóa học trong não bộ để chữa các bệnh tâm thần, tâm lý dựa trên sự hiểu biết không hoàn chỉnh về não bộ và hành vi.
  2. Bởi vì thế cho nên sử dụng thuốc lâu dài có thể thay đổi cơ chế các chất hóa học trong não bộ, và tác dụng này có thể kéo dài hoặc là vĩnh viễn. Nói cách khác, dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra một số hệ quả lên não bộ mà có thể không đảo ngược lại được. Lấy các chất gây nghiện như heroin, cocaine làm ví dụ. Sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ giảm độ nhạy cảm của các cơ quan thụ cảm – cửa nhận các chất, vì thế người dùng phải tăng lượng thuốc lên để có thể đạt được hưng phấn như trước. Hoặc một số loại thuốc chữa tâm thần phân liệt dùng trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ đã đề cập trong bài trước như cứng cơ, hay khó khăn trong di chuyển.
  3. Tư vấn có thể làm tăng độ hiệu quả của thuốc. Các chuyên gia tư vấn Tâm lý sẽ hướng dẫn bạn cách quản lý bệnh. Bởi vì bệnh tâm lý không có nguyên nhân nhất định mà nó chia đều cho ba yếu tố là sinh lý, tâm lý và môi trường. Dùng thuốc sẽ cải thiện về mặt sinh lý, còn các phương pháp chữa trị không dùng thuốc như tư vấn sẽ giúp bạn cải thiện về tâm lý, lối sống và các mối quan hệ xung quanh. Nói cách khác, thuốc giúp điều hòa các chất hóa học trong não, còn mục tiêu của tư vấn có thể tập trung vào một số triệu chứng nhất định và cải thiện nó.
  4. Ngược lại, việc dùng thuốc đều đặn cũng khiến cho hiệu quả có được từ tư vấn tăng lên. Thuốc có thể giúp cho những suy nghĩ trong đầu người bệnh chậm lại, để họ có thể tìm ra được vấn đề và sửa chữa lại lối suy nghĩ đó. Trong điều trị tâm lý, rất khó tách rời tư vấn chữa trị và điều trị dùng thuốc.

 (Ảnh minh họa)

5. Những loại thuốc mới thường mắc tiền hơn nhưng chưa chắc đã hiệu quả hơn. Nó có thể có ít tác dụng phụ hoặc có những tác dụng phụ mà người bệnh có thể chịu được. Hơn nữa, vì còn mới nên có thể chưa có nhiều người dùng, vì thế cho nên những yếu tố như hiệu quả, tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài… còn chưa tìm ra được.

6. Nên nhớ rằng mỗi người có thể có độ nhạy cảm, hiệu quả, tác dụng phụ khác nhau khi dùng thuốc. Thuốc dùng tốt cho chị hàng xóm chưa chắc gì đã có hiệu quả cho bạn.

7. Khi đi khám và được kê thuốc, hãy hỏi bác sĩ rằng hiệu quả của thuốc có được nghiên cứu khoa học hay không? Tác dụng phụ của thuốc là gì? Nếu dùng trong thời gian dài thì sẽ ra sao? Bạn có thể hi vọng được gì khi dùng thuốc này. Chủ động nói chuyện và tìm hiểu về loại thuốc bạn sẽ dùng.

8. Dùng thuốc đều đặn và làm theo lời bác sĩ dặn. Hướng dẫn dùng thuốc là để làm theo, chứ đó không phải là lựa chọn muốn uống thì uống, muốn ngừng thì ngừng. Việc ngừng thuốc giữa chừng mà không có sự đồng ý của bác sĩ có thể khiến bệnh tái phát nặng hơn.

9. Trung thực và thẳng thắn với bác sĩ để cả hai đều có mục tiêu chung trong việc chữa trị bệnh lý, bao gồm cải thiện triệu chứng, và tác dụng phụ có thể ở mức chấp nhận được.

10. Nên nhớ rằng các loại thuốc bổ và phương pháp điều trị dân gian có thể có hoặc không có tác dụng và có rất ít nghiên cứu khoa học về độ an toàn và tác dụng của những loại thuốc này. Tuy nhiên, dầu cá hoặc các loại omega fatty acid hoặc cỏ Saint John (Saint John’s wort) thì có các bằng chứng khoa học chứng minh rằng chúng có hiệu quả đối với những bệnh trầm cảm nhẹ.

11. Nên nhớ não bộ và của trẻ em và thanh thiếu niên luôn phát triển đến tầm 25 tuổi mới được coi là trưởng thành và ổn định. Việc sử dụng các loại thuốc tâm lý cho trẻ và thanh thiếu niên trước độ tuổi này có thể thay đổi những bộ não đó khi chúng trưởng thành.

12. Nên nhớ những xu hướng chữa trị gần đây thường dựa vào việc dùng thuốc hơn là các phương pháp trị liệu không thuốc khác. Nên cân nhắc kỹ về lựa chọn dùng thuốc nếu bạn không cảm thấy thuyết phục rằng thuốc là lựa chọn tốt cho bạn.

13. Nếu có thể, hạn chế sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc để giảm thiểu mức độ nguy hại có thể xảy ra nếu hai loại thuốc tương tác với nhau. Khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc gì cho bệnh tâm lý/ tâm thần thì đều nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.

14. Nên nhớ rằng thuốc đều trị tâm lý/ tâm thần không có nhiều tác dụng cải thiện những vấn đề liên quan đến ba khía cạnh tâm lý, sinh lý và xã hội.

15. Có nhiều loại thuốc có hiệu quả trong chữa trị các bệnh tâm lý/ tâm thần mặc dù cơ chế hoạt động của thuốc vẫn còn chưa được rõ.

16. Liều lượng thuốc lý tưởng là liều thấp nhất đủ để cải thiện triệu chứng bệnh.

Link bài gốc: https://beautifulmindvn.com/20...

- 09-01-2019 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder) thuộc về nhóm thứ hai trong ba nhóm của bệnh rối loạn nhân cách có tên là nhóm lập dị. Đa số phần lập dị trong nhóm này thường liên quan đến cách một người giao tiếp, tác động đến người khác. Một số người không hề có hứng thú gì với người khác. Một số người lại cực kỳ khó chịu với những người xung quanh. Còn có một số thì lại rất đa nghi. Khi sự lập dị đạt đến mức tột cùng thì những lối sống này tạo thành ba loại rối loạn nhân cách mà rối loạn nhân cách phân liệt là một trong số đó.

  • Trong giao tiếp, có đôi khi do truyền đạt ý không rõ ràng khiến chúng ta hiểu lầm nhau. Khi sự hiểu lầm kéo dài, chúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, dẫn đến sự rạn nứt, tan vỡ hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.…

  • Đã bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi tại sao mình lại bị người khác ghét hoặc luôn tỏ thái độ không thích thú với bạn và những việc bạn làm? Cuộc sống rất công bằng, có người thương ta thì ắt hẳn sẽ có kẻ ghét, đó là điều không thể tránh khỏi. Đừng hỏi tại sao người ta ghét mình? Có lý do cả đấy! Dưới đây là 15 lí do vì sao bạn luôn bị người khác đố kị, hãy đọc và chiêm nghiệm.

  • Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Thường ngày, chúng ta đều trải nghiệm stress ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các hoạt động: ở trường, ở nhà, nơi công sở và thậm chí cả trong các hoạt động thể dục thể thao... stress luôn luôn tồn tại quanh ta

  • Tấn công tình dục là hành vi bạo hành thể xác và khống chế. Khám từ xa với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh để được tư vấn và hướng dẫn điều trị với các trường hợp bị tấn công tình dục.

  • Giảm ham muốn tình dục là tình trạng giảm hoặc không có ham muốn sinh hoạt tình dục, hay có ham muốn nhưng không thể thực hiện hành vi tình dục.