Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyền tiền liệt xảy ra khi những tế bào bất thường phát triển trong tuyến tiền liệt. Những tế bào bất thường này có thể tiếp tục nhân lên một cách không kiểm soát được và đôi khi lan ra ngoài tuyến tiền liệt sang những bộ phận kế cận hay xa hơn của cơ thể. Ung thư tuyến tiền liệt thường là một bệnh phát triển chậm...

Ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Chỉ có nam giới có tuyến tiền liệt. Đó là một hạch nhỏ nằm dưới bọng đái gần ruột già. Nó bao quanh niệu đạo, tức ống dẫn nằm bên trong dương vật qua đó nước tiểu và tinh dịch thoát ra. Hạch tuyến tiền liệt là một phần của hệ thống sinh sản nam giới. Nó sản xuất phần lớn chất nhờn tạo tinh dịch nuôi dưỡng tinh trùng. Tuyến tiền liệt cần hóc môn nam testosterone để tăng trưởng và phát triển. Tuyến tiền liệt thường được miêu tả lớn cỡ hạt dẻ và thường lớn ra khi ngưòi đàn ông già đi. Đôi khi điều này có thể gây ra vấn đề chẳng hạn như đi tiểu khó khăn. Những vấn đề này thường gặp ở người lớn tuổi và không phải lúc nào cũng là triệu chứng hay dấu hiệu của ung thư.

Ung thư tuyến tiền liệt. (Ảnh minh họa)

Ung thư tuyền tiền liệt xảy ra khi những tế bào bất thường phát triển trong tuyến tiền liệt. Những tế bào bất thường này có thể tiếp tục nhân lên một cách không kiểm soát được và đôi khi lan ra ngoài tuyến tiền liệt sang những bộ phận kế cận hay xa hơn của cơ thể. Ung thư tuyến tiền liệt thường là một bệnh phát triển chậm và đa số đàn ông mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt mức nhẹ sống nhiều năm không có triệu chứng và bệnh không lan ra và không đe dọa mạng sống. Tuy nhiên bệnh mức nặng lan ra nhanh chóng và có thể gây tử vong. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị ung thư tuyến tiền liệt là vô cùng quan trọng.

Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt

Trong giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng.

Trong các giai đoan sau vài triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt có thể bao gồm:

  • Cảm thấy mắc tiểu thường xuyên hay bất thình lình
  • Thấy tiểu tiện khó khăn (ví dụ khó tiểu khi bắt đầu hay không tiểu được khi mắc tiểu hay nước tiểu chảy ra yếu)
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Thấy có máu trong nước tiểu hay tinh dịch
  • Đau ngang thắt lưng, bắp vế hay hai bên hông.

Những triệu chứng này không có nghĩa là bạn mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng nếu bạn phát hiện bất cứ triệu chứng nào nêu trên hãy đi khám bác sĩ hoặc liên hệ với bác sĩ trực tuyến Nam khoa trên kênh Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Yếu tố nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt

Những yếu tố có liên hệ chặt chẽ với gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt:

  • Tuổi tác: ung thư tuyến tiền liệt: là một bệnh tùy thuộc vào tuổi, nghĩa là khả năng mắc bệnh gia tăng theo tuổi. Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi 75 là 1 trong 7 người đàn ông. Đến tuổi 85 mức này tăng lên 1 trong 5 người.
  • Tiền sử gia đình: Nếu bạn có người thân nam giới ruột thịt đời thứ nhất mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn những người đàn
    ông khác. 
  • Di truyền: Gen được tìm thấy trong mọi tế bào cơ thể. Chúng kiểm soát cách thức các tế bào cơ thể tăng trưởng và hoạt động. Mỗi người có một tập hợp gồm nhiều ngàn gen thừa hưởng từ cả cha lẫn mẹ. Những thay đổi về gen có thể gia tăng nguy cơ truyền bệnh ung thư tuyến tiền liệt từ cha mẹ sang con cái. Mặc dù bệnh ung thư tuyến tiền liệt không di truyền nhưng một người đàn ông có thể thừa hưởng các gen có thể gây gia tăng nguy cơ.
  • Chế độ ăn uống: Có vài bằng chứng cho thấy ăn nhiều thịt hay thực phẩm đã chế biến có nhiều chất béo có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
  • Lối sống: Có bằng chứng cho thấy là môi trường và lối sống có thể tác động lên nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ví dụ, Châu Á có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất, nhưng khi một người đàn ông từ một nước Châu Á di dân sang một nước Tây Phương thì nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt của người này gia tăng. Điều này cho thấy là những yếu tố bên ngoài như môi trường và lối sống có thể thay đổi mức nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Bác sĩ thường thử máu và khám cơ thể để kiểm soát tình hình sức khỏe của tuyến tiền liệt.

  • Thử máu:(Phương pháp thử kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (Prostate Specific Antigen) (PSA)): Kết quả cho thấy có sự gia tăng nào trong chất đạm đặc hiệu này hay không. Tùy vào kết quả bạn có thể cần các xét nghiệm khác bởi một bác sĩ chuyên khoa. Kết quả kiểm tra PSA cao không nhất thiết là bị ung thư. Các bệnh khác của tuyến tiền liệt ngoài ung thư cũng có thể gây ra mức PSA cao hơn bình thường.
  • Khám trực tràng bằng ngón tay (Digital Rectal Examination (DRE)): do vị trí của tuyến tiền liệt, bác sĩ khám trực tràng bằng ngón tay có mang găng và bôi trơn để kiểm tra kích thước của tuyến tiền liệt và đánh giá xem có bất thường nào không. Kết quả DRE bình thường không loại trừ khả năng có ung thư tuyến tiền liệt.

Nếu các xét nghiệm cho thấy bạn có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, giai đoạn kế tiếp là xét nghiệm sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất để chẩn đoán xác định ung thư tuyến tiền liệt. Bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu lấy những mẫu mô nhỏ ở tuyến tiền liệt bằng những mũi kim thật nhỏ và rỗng, theo sự hướng dẫn của siêu âm. Bác sĩ tiếp cận tuyến tiền liệt qua đường trực tràng (transrectal) hoặc đáy chậu (transperineal) tức là vùng nằm giữa hậu môn và bìu dái. Xét nghiệm sinh thiết thường là thủ thuật ngoại trú và bác sĩ sẽ có thể khuyên uống trụ sinh sau đó để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Mô được gửi cho bác sĩ chuyên khoa bẹnh học để tìm xem các tế bào là ác tính (ung thư) hay lành tính (không phải ung thư).

Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt 

Bạn có thể phòng ngừa ung thưu tuyến tiền liệt bằng cách: 

  • Chế độ ăn uống: Hãy thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tập thể dục: Có vài bằng chứng cho thấy hoạt động thể lực và tập thể dục đều đặn có thể là những yếu tố bảo vệ chống ung thư. Hãy tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

Nguồn tham khảo: http://www.prostate.org.au/med...

Wellcare tổng hợp

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan