Cách đúng vệ sinh bao quy đầu cho bé

Khi tắm cho bé trai nhiều bà mẹ rất phân vân về cách vệ sinh bao quy đầu. Nhiều người thì cho rằng khi vệ sinh dương vật cho bé cần lộn bao quy đầu, người thì bảo cứ để tự nhiên sau này lớn bao quy đầy tự tụt ra,....Vậy, vệ sinh bao quy đầu thế nào, bài viết sau đây giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về vấn đề trên.

Hiểu đúng về bao quy đầu

Ở nam giới quy đầu hay còn gọi là phần đầu dương vật được một đoạn da mỏng (gọi là bao quy đầu) bảo vệ. Trước khi bé chào đời, bao quy đầu và đầu dương vật phát triển như một thể thống nhất, chúng dính chặt với nhau. Dần dần, mặt trong của bao quy đầu và lớp da của đầu dương vật bắt đầu tách rời nhau, nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp. Tế bào chết tích tụ thành chất tiết trắng, dần dần được đẩy ra ngoài qua phần chóp của bao quy đầu. Khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tuột xuống được do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu. Trong 3-4 năm đầu, do dương vật to ra, lớp bề mặt da bong ra, tích tụ lại thành chất bợn nằm bên dưới da quy đầu, giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu. Nhờ những lần dương vật cương khi buồn tiểu, khi ngủ mà bao quy đầu tự tuột hẳn xuống được. Cùng với sự phát triển toàn diện của cơ thể, kèm theo tăng trưởng dương vật, dưới áp lực của những cơn cương cứng, ngày càng thường xuyên hơn, vào khoảng từ bảy, tám tuổi trở đi, qui đầu sẽ tự động. Trên thực tế, có khi phải mất 10 năm hoặc hơn quá trình tách mới hoàn thành, và bao quy đầu mới có thể lộn được khỏi đầu dương vật về phía bụng.

Cách đúng vệ sinh bao quy đầu cho bé

Cần vệ sinh đúng cách

Vệ sinh vùng kín hay vệ sinh bao quy đầu nói chung cho nam giới là rất cần thiết. Hằng ngày cần tắm rửa , vệ sinh cơ thể cho sạch sẽ. Đối với trẻ nhỏ chưa tự làm vệ sinh thì cha mẹ hoặc người thân cần giúp. Thông thường chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ. Không được rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn.

Đối với trẻ nhỏ chưa lộn bao quy đầu lúc tắm cho bé, hãy rửa bộ phận sinh dục giống như những phần của cơ thể rồi lau khô. Không được tuốt mạnh bao quy đầu về phía bụng. Vì Khi trẻ được 3 tuổi, 90% bao quy đầu tuột xuống được. Chỉ có không tới 1% người lớn trên 16 tuổi bị hẹp bao quy đầu thật sự.

Đối với trẻ lớn đã lộn bao quy đầu được hoàn toàn và có thể tự vệ sinh, tắm rửa được cha mẹ cần hướng dẫn bé tắm vệ sinh đúng cách, vệ sinh dương vật sẽ trở thành một phần thói quen vệ sinh thân thể của trẻ, giống như việc gội đầu, chải răng, rửa mặt. Thỉnh thoảng lộn bao và rửa phía dưới là đủ, cách vệ sinh như sau: Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần ở dưới rồi lau khô. Nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu để trả nó về vị trí cũ.

Ở Việt Nam, tỷ lệ bé trai bị hẹp bao quy đầu thực sự chiếm khoảng 5%. Trẻ bị hẹp bao da quy đầu thường có những biểu hiện tiểu khó, phải rặn làm phồng bao quy đầu, tia tiểu bắn xa. Những bé nhỏ thường quấy khóc và đỏ mặt vì rặn mỗi khi đi tiểu. Do phần do chít hẹp làm lỗ tiểu của bé nhỏ cản trở bài xuất nước tiểu nên bao quy đầu của trẻ thường xuyên tấy đỏ và ngứa ngáy. Về mặt điều trị, nếu như hẹp bao quy đầu không có biến chứng thì cho dù lứa tuổi nào cũng bắt đầu bằng điều trị bảo tồn không phẫu thuật trước bao gồm nong bao quy đầu và bôi thuốc. Trường hợp thất bại với điều trị bảo tồn thì mới cần tới điều trị phẫu thuật

- 24-07-2018 -

Bài viết liên quan