Sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai

Nạo phá thai là một thủ thuật chấm dứt quá trình thai nghén. Sốc nhiễm khuẩn xảy ra khi nhiễm khuẩn toàn thân, gây hạ huyết áp và có thể đe dọa tính mạng.

Sốc nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kì ai dễ bị nhiễm các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Khi xảy ra do nạo phá thai, sốc nhiễm khuẩn có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân của sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai

Có nhiều loại nạo phá thai khác nhau như:

  • Phá thai tự nhiên (sảy thai) xảy ra khi thai và rau thai bị đẩy ra khỏi cơ thể mà không có sự can thiệp.
  • Phá thai ngoại khoa được tiến hành để lấy thai và rau ra khỏi cơ tử cung, thưởng sử dụng hút chân không.
  • Phá thai nội khoa là sử dụng thuốc theo chỉ định để loại bỏ thai nhi và các mô liên quan ra khỏi cơ thể người mẹ, đem lại kết quả tương tự như sảy thai.
  • Phá thai tự do được thực hiện bằng các công cụ và kĩ thuật bởi chính các bà mẹ tại nhà, hoặc ở những cơ sở phi y tế.

Sốc nhiễm khuẩn thường xảy ra sau khi các thủ thuật nạo phá thai đã kết thúc và cơ thể của bạn bị nhiễm trùng.

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng sẽ ở một khu vực nhất định. Tuy nhiên trong trường hợp nặng, nhiễm trùng xâm nhập vào máu và đi khắp cơ thể của bạn. Đây là một phản ứng toàn thân, được gọi là nhiễm trùng huyết.

Phản ứng đầu tiên của cơ thể với nhiễm trùng huyết là hạ nhiệt độ hoặc sốt cao. Bên cạnh đó nhiễm trùng huyết có thể gây ra:

  • Nhịp tim nhanh
  • Nhịp thở nhanh
  • Hạ hoặc tăng bạch cầu

Nhiễm trùng huyết làm hệ miễn dịch của bạn suy yếu nhanh chóng, các cơ quan nội tạng bắt đầu suy chức năng. Khi tình trạng nhiễm trùng huyết xấu đi, huyết áp sẽ hạ thấp ở mức nguy hiểm và không đáp ứng với điều trị, gọi là sốc nhiễm khuẩn.

Trong nạo phá thai, hai yếu tố chính làm khởi phát nhiễm trùng huyết, và sau cùng là sốc nhiễm khuẩn đó là:

  • Nạo thai không hoàn toàn: mảnh mô thai còn sót lại trong cơ thể sau sảy thai tự nhiên hoặc phá thai chủ động.
  • Sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong máu gây phản ứng nhiễm trùng toàn thân

Yếu tố nguy cơ của sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai

  • Nguy cơ bị sốc nhiễm khuẩn của bạn tăng lên nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu. Có nhiều phẫu thuật hay thủ thuật y tế làm tăng nguy cơ sốc nhiễm khuẩn.
  • Dụng cụ nạo phá thai đưa vào cơ thể bạn có thể mang theo vi khuẩn nếu các dụng cụ không được tiệt trùng đúng quy định. Các dụng cụ này ở trong cơ thể của bạn thời gian càng dài thì nguy cơ nhiễm khuẩn của bạn càng cao.
  • Trong phá thai ngoại khoa, bơm chân không được sử dụng để hút thai và rau ra khỏi buồng tử cung. Các dụng cụ y tế, ví dụ như ống thông, ống dẫn lưu, hoặc ống thở có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu không được tiệt trùng đúng quy định.
  • Các nguy cơ sốc nhiễm trùng cũng tăng lên đáng kể trong phá thai tự do, do sử dụng các dụng cụ không đảm bảo vô trùng.
  • Bên cạnh đó, các bệnh lí kèm theo trước khi phá thai có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiễm khuẩn. Bao gồm các bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch.
  • Hầu hết các phác đồ phá thai y tế khuyến cáo nên siêu âm theo dõi sau phá thai nội khoa, giúp xác định sót thai.

Triệu chứng của sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai

Sốc nhiễm khuẩn là một tình trạng cấp cứu. Nếu bạn vừa nạo phá thai và xuất hiện các triệu chứng sau, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Sốt cao hoặc hạ nhiệt độ
  • Chảy máu nhiều
  • Đau nhiều
  • Chân tay tím lạnh
  • Lơ mơ, kích động hoặc mệt mỏi
  • Ớn lạnh
  • Hạ huyết áp, đặc biệt là tụt huyết áp tư thế
  • Tiểu không tự chủ
  • Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh
  • Khó thở, thở nhanh

Những biến chứng của sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai

Nếu không được điều trị kịp thời, sốc nhiễm khuẩn có thể gây tử vong. Tình trạng này có thể gây nên suy các cơ quan, thậm chí phá hủy một phần cơ thể.

Những biến chứng hay gặp:

  • Suy hô hấp
  • Suy tuần hoàn
  • Suy gan
  • Suy thận
  • Hoại tử (các mô cơ thể chết do thiếu máu nuôi dưỡng)

Trong trường hợp sốc nhiễm khuẩn gây ra bởi nạo phá thai không hoàn toàn thì phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ (cắt tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng) là cần thiết để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai

Chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai có thể được xác định với các xét nghiệm:

Sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai
  • Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn. Số lượng bạch cầu, lượng oxy trong máu, chức năng các cơ quan cũng sẽ được kiểm tra.
  • Xét nghiệm nước tiểu, dịch não tủy, đờm, mô tổn thương để tìm vi khuẩn.
  • Chụp cắt lớp vi tính để xác định phần thai còn sót lại, tắc nghẽn, thủng hoặc dị vật.
  • Chụp Xquang để kiểm tra tràn dịch màng phổi hoặc viêm phổi.
  • Điện tâm đồ có thể được làm để xác định nhịp tim bất thường, theo dõi nhịp tim.

Điều trị sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai

Sốc nhiễm khuẩn là một cấp cứu cần được điều trị ngay lập tức. Vì thế điều trị cần được bắt đầu trước khi có kết quả xét nghiệm để chẩn đoán xác định. Nếu bạn có những dấu hiệu của sốc nhiễm khuẩn sau nạo thai, bạn phải vào khoa điều trị tích cực ngay lập tức.

Mục tiêu điều trị bao gồm bảo vệ các cơ quan có chức năng sống còn và loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.

Kháng sinh phổ rộng được lựa chọn đầu tiên. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn có thể có sau một vài ngày. Để nâng cao hiệu quả diệt khuẩn có thể phối hợp 2-3 loại kháng sinh. Những kháng sinh thường được phối hợp:

Sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai
  • Ampicillin
  • Gentamycin
  • Clindamycin hoặc Metronidazol

Điều trị có thể được khu trú lại khi đã xác định được loại vi khuẩn. Cơ hội sống sót sau sốc nhiễm khuẩn sẽ tăng nếu bạn được dùng kháng sinh sớm sau nạo thai.

Điều trị có thể bao gồm:

Sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai
  • Thở máy
  • Thuốc tăng huyết áp
  • Truyền tĩnh mạch
  • Theo dõi huyết động học (tim, phổi)

Một số trường hợp có thể cần phẫu thuật mở bụng khi nghi ngở nhiễm trùng gây ra bởi:

Sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai
  • Thủng niệu quản
  • Chấn thương ruột
  • Áp xe
  • Nhiễm trùng mô mềm

Tiên lượng sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai

Sốc nhiễm khuẩn có tỉ lệ tử vong cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bao gồm:

  • Tuổi
  • Thể trạng
  • Mức độ suy cơ quan
  • Thời gian bắt đầu điều trị

Phòng ngừa sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai

Bạn có thể giảm nguy cơ sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai nếu thực hiện các biện pháp sau:

  • Đến các chuyên gia y tế để được tư vấn lựa chọn biện pháp nạo phá thai an toàn
  • Thực hiện chính xác các chỉ dẫn theo quy định về phá thai nội khoa
  • Không được tự phá thai
  • Nhận thức được các dấu hiệu của sốc nhiễm khuẩn sao nạo phá thai
  • Điều trị nhiễm trùng càng sớm càng tốt
    Sốc nhiễm khuẩn do nạo phá thai

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan