Phương pháp đơn giản tại nhà giúp làm dịu cảm cúm cho trẻ em

Mùa đông là thời điểm trẻ dễ mắc các chứng cảm lạnh, đau họng, sốt hay cúm. Hãy làm dịu những triệu chứng này bằng các phương pháp đơn giản tại nhà.

Cảm lạnh Biện pháp Nghỉ ngơi: Việc nghỉ ngơi giúp cơ thể tích lũy năng lượng cho việc phục hồi, do đó khi trẻ bị bệnh hãy giữ ấm và cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà. Uống nhiều nước: Bổ sung lượng nước bị mất khi trẻ bị sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Nước cũng giúp làm loãng đờm. Sử dụng máy phun sương: Một chiếc máy phun sương làm ẩm không khí có thể giúp trẻ bớt nghẹt mũi và khó thở. Hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho trẻ uống thuốc: Theo Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), không nên sử dụng một số thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi. Người ta tìm thấy những bằng chứng cho rằng thuốc kháng histamine, thuốc làm thông mũi hay thuốc ho không thực sự có tác dụng và còn gây nên những tác dụng không mong muốn. Khi nào nên cho trẻ đi khám Hầu hết các triệu chứng cảm lạnh sẽ hết sau khoảng từ 7 đến 10 ngày, tuy nhiên hãy đưa trẻ đi khám nếu:
  • Trẻ cảm thấy cực kỳ khó thở
  • Bị đau tai
  • Sốt cao trên 380C kéo dài trên 72 giờ
  • Ho liên tục không dứt
  • Nôn mửa hoặc nôn sau khi ho
  • Sưng vùng xoang mũi, viêm amidan
Phương pháp đơn giản tại nhà giúp làm dịu cảm cúm cho trẻ em
Ảnh minh họa.
Cảm cúm Biện pháp Nghỉ ngơi nhiều: Giống như khi bị cảm lạnh, nghỉ ngơi đầy đủ là cách tốt nhất để tăng cường miễn dịch của cơ thể chống chọi với bệnh tật. Ngậm và súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối có thể giúp xoa dịu cổ họng bị đau, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cũng giúp làm loãng dịch mũi. Bổ sung đủ nước: Nước giúp cơ thể chống chọi với các chứng nhiễm trùng. Hãy cho trẻ uống nước, trà thảo mộc, nước quả nguyên chất hay soup để bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể trẻ đã bị mất. Hỏi ý kiến bác sỹ về việc sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau như paracetamol và ibuprofen có thể giúp giảm đau cho trẻ. Lưu ý không sử dụng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi do thuốc có thể gây nên hội chứng Reye khá nguy hiểm ở trẻ em (Hội chứng Reye là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng là nguyên nhân gây sưng tấy trong gan và não). Khi nào nên cho trẻ đi khám
  • Sốt cao trên 380C kéo dài trên 72 giờ
  • Đau bụng, ngực
  • Khó thở
  • Nôn mửa
  • Tiểu ít hoặc bí tiểu
  • Hoặc nếu các triệu chứng kéo dài trên 10 ngày
Phương pháp đơn giản tại nhà giúp làm dịu cảm cúm cho trẻ em
Ảnh minh họa.
Đau họng Biện pháp Triệu chứng đau họng có thể là do cảm cúm, viêm họng, tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn, viêm amidan…, do vậy hãy cho trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác. Các cách sau đây giúp làm dịu tình trạng đau họng của trẻ. Súc miệng bằng nước muối: Hòa tan 1 thìa cà phê muối vào khoảng 240 ml nước. Cho trẻ ngậm và súc miệng. Cho trẻ uống thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen.Tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi. Uống nước: giúp bôi trơn cổ họng. Hãy cho trẻ uống thật nhiều nước, trà, nước trái cây nguyên chất và soup. Viên ngậm sát trùng họng hay kẹo cứng cũng có thể giữ họng của trẻ không bị khô rát (không cho trẻ dưới 3 tuổi sử dụng viên ngậm đề phòng tình trạng bị hóc). Khi nào nên cho trẻ đi khám Nên đưa trẻ tới bệnh viện khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau:
  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Cứng cổ
  • Mất nước (miệng khô, khóc khan, kiệt sức, bí tiểu)
  • Sốt cao trên 400C
  • Đau họng kéo dài trên 2 ngày
Sốt Sốt là hiện tượng khi cơ thể trẻ phản ứng với nhiễm trùng. Bạn có thể giúp trẻ cảm thấy bớt khó chịu khi thực hành các cách sau đây. Biện pháp Sử dụng thuốc giảm đau(paracetamol, ibuprofen): những thuốc này có thể giúp hạ sốt cho trẻ trên 6 tháng tuổi nhưng cần thận trọng với liều sử dụng. Không sử dụng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi. Cho uống nhiều nước để tránh bị mất nước và hạ sốt. Cho trẻ mặc quần áo mỏng thoáng để hạ nhiệt cho cơ thể, ví dụ như mặc một lớp quần áo và đắp một lớp chăn mỏng. Lau người cho trẻ bằng nước ấm: giúp trẻ loại bớt nhiệt; tuy nhiên không nên làm cách này nếu trẻ bị cảm lạnh. Khi nào nên cho trẻ đi khám
  • Đau vùng mặt
  • Nổi ban
  • Cứng cổ
  • Sốt cao trên 400C hoặc sốt trên 39.50C kéo dài trên 72 giờ.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc trẻ chưa được tiêm phòng.
  • Nôn mửa
Phương pháp đơn giản tại nhà giúp làm dịu cảm cúm cho trẻ em
Ảnh minh họa.
Bạn là người hiểu rõ con mình nhất. Do vậy nếu bạn có lo lắng về bất cứ triệu chứng nào trẻ đang gặp phải như cảm lạnh, cúm, sốt hay đau họng thì hãy gọi cho bác sỹ. Thông tin thêm trong bài viết: Sử dụng quá liều thuốc cảm lạnh và cảm cúm

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan