Phòng tránh nhiễm khuẩn thai nhi: Bảo vệ bé ngay từ trong bụng mẹ

Sau kỳ nghỉ Tết, bên cạnh niềm vui xum họp gia đình, nhiều cặp vợ chồng trẻ còn có niềm vui lớn là sắp đón đứa con ra đời. Nhưng để niềm vui trọn vẹn, các bà bầu cần phải biết cách phòng tránh nhiễm khuẩn thai nhi.

Tổn thương do nhiễm khuẩn tùy thuộc tuổi bào thai

Nhiễm khuẩn bào thai làm tổn thương thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến sự phát triển, hình thành ống thần kinh gây nên nhiều tổn thương. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào tác nhân gây nhiễm khuẩn và giai đoạn của bào thai. Nhiễm khuẩn ở giai đoạn phôi nang, phôi thai kháng lại các tác nhân quái thai kết quả là bào thai tử vong hoặc khỏi không có giảm chức năng.

Trường hợp nhiễm khuẩn giai đoạn hình thành các cơ quan, có thể bào thai bị dị tật bẩm sinh nếu ở ba tháng giữa của thai kỳ. Do não bào thai non nớt không thể sửa chữa các tổn thương hoặc di chuyển các tế bào bất thường và cân bằng các tổ chức bị khuyết. Nhiễm khuẩn bào thai giai đoạn muộn gây ra bởi virus có thể không hoặc ít biểu hiện ở thai nhi.

Khi xâm nhập vào bào thai, virus có thể làm chết tế bào phôi thai hoặc làm cho bào thai dừng phát triển, dừng phân chia tế bào. Mức độ tổn thương não của bào thai còn phụ thuộc vào thời gian thai phụ nhiễm virus, khoảng 80% có ban trên da trước 12 tuần của bào thai, 54% ở tuần thứ 13-14; 25% ở tuần cuối của 3 tháng giữa. Virus rubella làm tổn thương màng trong của đám rối mạch gây thiếu máu và rối loạn sự tăng sinh tổ chức, gây nang quanh não thất bên , vùng đồi thị – nhân xám trung ương, làm thiếu máu não, thiếu oxy, xuất huyết não do  đẻ non.

Các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu

Phòng tránh nhiễm khuẩn thai nhi: Bảo vệ bé ngay từ trong bụng mẹ
Dị tật bẩm sinh do nhiễm virus Rubella

Nếu bào thai bị nhiễm virus Rubella sẽ gây dị tật não bẩm sinh. Virus này gây tổn thương tim bẩm sinh; điếc tai ở bào thai trước 11 tuần. Thai phụ nhiễm Rubella ở 3 tháng giữa thai kỳ, sẽ gây rối loạn giao tiếp và chậm phát triển tinh thần ở 2/3 trẻ em sau khi sinh ra. Trẻ còn bị chậm  phát triển đến 2 tuổi  khi  thai phụ nhiễm Rubella ở thời kỳ rất sớm.  

Trẻ sinh ra bị yếu, giảm trương lực cơ, trán to, rộng và lồi lên; trẻ thường bị kích thích, tăng động, yếu vận mạch, sợ ánh sáng, chậm phát triển tinh thần vận động. Nhiều trẻ nhỏ bị giảm trương lực cơ, bị co giật ngay sau khi sinh.

Một số dị tật bẩm sinh hay gặp là đầu nhỏ, não úng thuỷ, thoát  vị tuỷ; chậm nói, nghe kém ngoại biên do kém thính giác trung ương hay do chậm phát triển tinh thần; một số trẻ khác bị tổn thương thị giác như : viêm mạch máu võng mạc, trên võng mạc có đốm mất sắc tố, đốm đen dạng muối tiêu; trẻ sinh ra có mắt nhỏ, đục thuỷ tinh thể , bị cận thị nặng; nhiều trẻ bất thường điện não đồ…

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với virus Rubella, vì vậy việc thực hiện một chế độ chăm sóc cho trẻ là cần thiết. Đối với các trẻ sống được lâu thường bị điếc, đục thuỷ tinh thể, bệnh võng mạc; chậm phát triển tinh thần vận động nặng, liệt cứng. Còn trẻ có tổn thương não nặng thường tử vong ở tuổi nhỏ.

Có thể phòng bệnh nhiễm rubella cho bào thai bằng cách tiêm vaccine cho thai phụ.

Bệnh do  nhiễm virus Cytomegalovirus (CMV)

Bào thai thường bị nhiễm virus CMV ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, khác với nhiễm rubella thường ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Virus CMV gây lắng đọng canxi  quanh não thất và làm thoái triển não, cuộn não nhỏ, rối loạn vận mạch, rối loạn sinh tế bào. Virus còn làm tổn thương tai trong, nhất là ở tế bào Corti, hạch thần kinh. Nếu thai nhi bị nhiễm khuẩn càng lâu thì tổn thương hệ thần kinh càng nặng. Khi sinh ra, trẻ bị  gan, lách  to, nhẹ cân (dưới 2500 gram). Trẻ còn bị giảm tiểu cầu, có ban ngoài da, nhiều chấm canxi hoá trong não, não bé, bị thiếu máu huyết tán, viêm võng mạc, não úng thuỷ…Đến nay tuy đã có ganciclovir hay phosphonoformate nhưng việc điều trị kháng virus vẫn không hiệu quả.

Bệnh thủy đậu

Thai nhi nhiễm virus thủy đậu sẽ bị tổn thương thần kinh nhiều nơi gồm: não bé, bất thường đáy mắt, co giật, giãn các não thất, não lỗ, lắng đọng canxi  trong não... Khi sinh ra trẻ bị giảm  trương lực cơ, mất phản xạ, các cơ nhỏ, rối loạn cơ tròn, cứng các chi, rối loạn dẫn truyền thần kinh cơ. Nếu mẹ bị bệnh sởi ở 20 tuần đầu của thai kì bào thai dễ bị ổn thương.

Điều trị: khi phụ nữ mang thai bị bệnh thủy đậu dùng acyclovir, varizig. Phòng bệnh thủy đậu tiêm vacin cho phụ nữ dự định có thai nhưng chưa có miễn dịch với thủy đậu. Tuy nhiên những người đang có thai sẽ không được tiêm vacin thủy đậu.

Bệnh nhiễm virus Herpes

Phòng tránh nhiễm khuẩn thai nhi: Bảo vệ bé ngay từ trong bụng mẹ
Tổn thương thai nhi do herpec

Nếu bị nhiễm virus Herpes thai nhi sẽ bị não bé, canxi hoá trong não, mắt bé, loạn sản võng mạc. Khi sinh ra, trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ban phỏng trên da.

Khi thai phụ bị bệnh do virus Herpes có thể dùng một trong các thuốc aciclovir, valaciclovir và famciclovir uống. Ngoài da, dùng thuốc bôi acyclovir dạng typ 5g có hoạt tính chống HSV gây bệnh ở người. Cần bôi thuốc càng sớm càng tốt khi bắt đầu có các triệu chứng báo hiệu hoặc khi xuất hiện các thương tổn đầu tiên.

Phòng bệnh: không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn hít, sờ, chạm, quan hệ tình dục...Không dùng chung bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, cốc uống nước, bát đũa…

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Dạy trẻ không nói dối (Ảnh minh họa). Trẻ mới 2-3 tuổi đã bắt đầu biết nói dối. Nhưng lời nói dối của trẻ ở giai đoạn này là vô thức vì trẻ chưa nhận thức được đúng sai. Tất cả đều là những trò nói dối đơn giản và vô hại.
  • 28-05-2018

    Bệnh hen phế quản (hen suyễn) ở trẻ em là do tình trạng các phế quản bị nhiễm gió độc, gió lạnh xâm phậm vào tạng phế gây nên và khi gặp các yếu tố kích thích các phế quản này dễ bị co thắt lại.

  • 28-05-2018
    - Tuổi thai (10+0): Thai 10 tuần tuổi. - Tuổi thai (10+1): Thai 10 tuần một ngày. - Tuổi thai (10+2): Thai 10 tuần hai ngày. - GSD: Đường kính túi thai (Đơn vị: mm) - CRL: Chiều dài đầu-mông (Đơn vị: mm) Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép
  • 05-07-2018

    Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi.