Phát hiện và điều trị đau mắt đỏ - Viêm kết mạc ở trẻ em

Đau mắt đỏ là bệnh do viêm nhiễm lớp màng mỏng (kết mạc) bao phủ phần lòng trắng của mắt (củng mạc). Lớp màng này khi bị viêm sẽ có màu hồng hoặc đỏ. Đau mắt đỏ còn có tên gọi khác là viêm kết mạc. Đau mắt đỏ thường do virus nhưng đôi

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) ở trẻ em là một trong những tình trạng bệnh lý gây đỏ mắt do nhiều nguyên nhân gây nên, bao gồm: vi khuẩn, virus và viêm dị ứng.

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là bệnh do viêm nhiễm lớp màng mỏng (kết mạc) bao phủ phần lòng trắng của mắt (củng mạc). Lớp màng này khi bị viêm sẽ có màu hồng hoặc đỏ. Đau mắt đỏ còn có tên gọi khác là viêm kết mạc.

Đau mắt đỏ thường do virus nhưng đôi khi cũng gây ra do vi khuẩn hoặc một phản ứng dị ứng nào đó.

Phát hiện và điều trị đau mắt đỏ - Viêm kết mạc ở trẻ em
(Ảnh minh họa)

Dấu hiệu và triệu chứng

Trẻ bị đau mắt đỏ có thể có các triệu chứng như sau:

  • Mắt và mí mắt bị sưng đỏ
  • Mắt bị ngứa
  • Mắt tiết dịch trong hoặc màu vàng xanh

Đau mắt đỏ do virus thường gây viêm cả 2 mắt. Trẻ cũng có thể có những dấu hiệu khác giống với bệnh cảm lạnh. Khi trẻ thức dậy vào buổi sáng, trẻ có thể cảm thấy mắt rất dính và nhiều dử mắt. Dịch tiết từ mắt thường trong không màu.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn ban đầu thường chỉ ảnh hưởng tới một bên mắt. Dịch tiết từ mắt thường có màu vàng hay xanh lá. Dịch tiết này thường gây đóng thành dử ở trên mí mắt, làm khó mở mắt vào buổi sáng.

Đau mắt đỏ cũng có thể là do trẻ bị dị ứng với một thứ gì đó từ môi trường. Các tác nhân gây dị ứng thường gặp là phấn hoa, phấn từ cây, cỏ và lông động vật. Đau mắt đỏ do dị ứng thường ảnh hưởng đến cả hai bên mắt và có ít hoặc không có dịch tiết. Trẻ thường cảm thấy ngứa mắt và mắt luôn ngấn nước.

Đối với trẻ thường xuyên đeo kính áp tròng, nếu bị đau mắt đỏ thì việc đầu tiên cần làm là phải gỡ các kính áp tròng ra khỏi mắt, sau đó tới bác sỹ nhãn khoa khám để tìm hiểu nguyên nhân gây đau mắt liệu có phải do kính áp tròng hay không.

Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ

Đau mắt đỏ do virus thường kéo dài từ 1 – 2 tuần rồi tự khỏi mà không cần điều trị.

Đối với đau mắt đỏ do vi khuẩn, bác sỹ thường sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ bôi mắt chứa kháng sinh. Các triệu chứng thường sẽ được cải thiện trong vòng từ 24 – 48 tiếng sau khi dùng thuốc và bệnh thường chấm dứt hẳn sau khoảng 5 – 7 ngày.

Đau mắt đỏ do dị ứng thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng histamine dạng uống hay dạng thuốc nhỏ mắt đặc hiệu cho các trường hợp đau mắt đỏ dị ứng.

Phát hiện và điều trị đau mắt đỏ - Viêm kết mạc ở trẻ em
(Ảnh minh họa)

Chăm sóc trẻ tại nhà

Chống nhiễm trùng

Đau mắt đỏ do vi khuẩn hay virus là các bệnh lây. Tình trạng lây nhiễm có thể diễn ra theo các cách sau:

  • Tay chạm vào mắt người bệnh sau đó đưa tay lên mắt mình
  • Tiếp xúc với tay đã chạm vào mắt người bệnh, sau đó dùng tay đưa lên mắt
  • Dùng chung gối, khăn mặt, khăn tắm, đồ trang điểm hay các vật dụng dùng cho mặt khác

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn để hạn chế lây lan bệnh. Tránh đưa tay dụi mắt.

Rửa sạch mắt

Trẻ thường cảm thấy mắt dễ chịu hơn nếu thường xuyên được làm sạch các dịch tiết hoặc rỉ mắt bằng bông gạc sạch. Hãy sử dụng bông gạc sạch nhúng qua nước ấm và lau nhẹ bên mắt bị viêm để loại bỏ tất cả rỉ mắt và dịch tiết bám trên mắt. Sau đó vứt gạc đã sử dụng ngay vào thùng rác. Rửa tay sạch sẽ sau khi làm vệ sinh mắt cho trẻ.

Bạn cũng có thể làm sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc các loại thuốc nhỏ mắt để rửa mắt và giúp làm dịu mắt khác. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ để lựa chọn được loại thuốc phù hợp cho trẻ.

Đau mắt đỏ thường gây kích ứng và ngứa nhưng ít khi gây đau, do vậy không nên sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ.

Hạn chế lây lan bệnh

Trẻ bị đau mắt đỏ do virus thường dễ lây cho trẻ khác theo các con đường tương tự như bệnh cảm lạnh do virus. Virus có thể lây qua ho hoặc hắt hơi. Virus gây đau mắt đỏ thường tồn tại trong khoảng 2 tuần. Bạn không cần thiết phải cho trẻ nghỉ học hoàn toàn trong thời gian đó.

Trẻ bị đau mắt do vi khuẩn có thể đi học lại khoảng 1 ngày sau khi đã được sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt. Nếu bạn vẫn băn khoăn về việc nên cho trẻ nghỉ học bao lâu sau khi bị đau mắt, hãy hỏi ý kiến bác sỹ.

Đồng thời hãy giúp giảm nguy cơ lây lan bệnh tật bằng cách thực hành các quy tắc vệ sinh nêu trên.

Trẻ bị đau mắt do dị ứng thường không lây. Do vậy trẻ vẫn có thể đi học bình thường.

Phát hiện và điều trị đau mắt đỏ - Viêm kết mạc ở trẻ em
(Ảnh minh họa)

Khi nào nên cho trẻ đi khám?

Hãy đưa trẻ tới bác sỹ trong trường hợp:

  • Trẻ xuất hiện những triệu chứng đau mắt đỏ
  • Các triệu chứng kéo dài trên 7-10 ngày

Các trường hợp cần cấp cứu:

  • Trẻ bị thay đổi thị lực
  • Đau mắt
  • Mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng
  • Mí mắt bị sưng nghiêm trọng

Đau mắt đỏ thường sẽ không gây nhìn mờ vĩnh viễn hoặc giảm thị lực ở trẻ. Tuy nhiên việc tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt không đúng hoặc áp dụng các kinh nghiệm dân gian để nhỏ mắt, đắp thuốc vào mắt có thể gây nguy hiểm đến mắt trẻ, thậm chí tổn thương vĩnh viễn hoặc mù lòa.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Việc bổ sung vitamin khi trẻ bị thiếu là hết sức cần thiết, nhưng nếu bổ sung một cách bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ, lạm dụng vitamin lại dẫn đến tình trạng mắc một số bệnh do thừa vitamin. Nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và
  • 28-05-2018
    Khung xương của bé đang phát triển từ sụn mềm thành xương, dây rốn - huyết mạch nối với nhau thai - đang phát triển mạnh mẽ hơn và dày hơn. Bé nặng khoảng 140 gram (tương đương một củ cải trắng như trong hình), dài khoảng 12 cm tính từ đầu đến chân.
  • 28-05-2018
    Ăn thức ăn giàu protein: 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển nhanh chóng nên nhu cầu protein tăng cao. Thực phẩm giàu protein là thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa…- Ngoài ra, các axit béo omega-3 và choline cũng cần được tăng
  • 28-05-2018

    Vàng da là một sự đổi màu vàng da hoặc lòng trắng mắt, hay cả hai, thường thấy ở trẻ sơ sinh. Sự đổi màu do chất màu vàng gọi là bilirubin. Trẻ sơ sinh có lượng bilirubin trong máu cao, được gọi là tăng bilirubin máu, phát triển màu vàng khi bilirubin tích tụ trong da.