Mang thai đôi có ý nghĩa như thế nào với người mẹ?

Mang thai đôi rất cần được chăm sóc cẩn thận. Vì vậy, bạn nên biết những gì cần làm trong suốt thời kỳ mang thai đôi, từ chăm sóc dinh dưỡng và tăng cân đến các biến chứng có thể xảy ra.

Nếu bạn được chẩn đoán mang thai đôi hay đa thai, đây là những điều bạn cần biết để chăm sóc tốt cho bản thân và con của bạn.

Đa thai được hình thành như thế nào?

Thỉnh thoảng, mang song thai diễn ra tự nhiên. Nhưng trong một số trường hợp, có những yếu tố đặc biệt đóng vai trò tạo nên điều đó. Ví dụ, một người lớn tuổi dễ mang song thai hơn do sự thay đổi hooc-môn có thể dẫn đến rụng nhiều hơn một trứng trong một lần. Sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm cũng làm tăng tỷ lệ mang thai đôi hay đa thai.

Cặp song sinh khác trứng- kiểu song sinh phổ biến nhất- xảy ra khi hai trứng riêng biệt được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Mỗi thai nhi có nhau thai hay nước ối của riêng mình. Cặp sinh đôi có thể là hai gái, hai trai hay một trai một gái. Về gen, họ cũng giống như các cặp anh chị em bình thường khác.

Những cặp song sinh cùng trứng chỉ xảy ra khi một trứng đã thụ tinh bị chia tách và phát triển thành hai bào thai. Cặp song sinh giống nhau hoàn toàn, có thể có chung một nhau thai, nhưng mỗi thai nhi có túi nước ối riêng. Về gen, hai đứa trẻ sẽ giống hệt nhau. Chúng sẽ có chung giới tính, và chia sẻ những đặc điểm về thể chất, tính cách. Rất hiếm khi, cặp song sinh cùng trứng không tách biệt hoàn toàn thành hai cá nhân. Những em bé này được gọi là cặp song sinh dính liền.

Sinh ba và đa thai có thể cùng trứng, khác trứng hay gồm cả hai trường hợp.

Mang thai đôi có ý nghĩa như thế nào với người mẹ?
Chẩn đoán thai đôi

Bác sĩ của bạn có thể nghi ngờ thai là thai đôi nếu tử cung của bạn rộng hơn so với bình thường hay có vẻ có nhiều hơn một tim thai. Một thai nghi ngờ là thai đôi thường được kiểm định bằng siêu âm. Trong khi kiểm tra, sóng siêu âm sẽ được sử dụng để chiếu lên màn hình hình ảnh của tử cung và một hoặc nhiều thai nhi.

Đôi khi, có trường hợp tưởng như mang thai đôi bình thường nhưng sau đó lại được phát hiện là chỉ có một thai nhi. Điều này được gọi là hội chứng biến mất thai đôi. Việc này gây đau lòng, bực bội và đôi khi là khó hiểu cho người mẹ. Thông thường, không có lời giải thích rõ ràng cho sự mất mát này.

Mang thai đôi có ý nghĩa như thế nào đối với mẹ

Chăm sóc tốt cho bản thân là cách tốt nhất để chăm sóc cho con của bạn. Trong thời gian mang thai đôi, bạn cần:

  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: bạn sẽ gặp bác sĩ thường xuyên để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của em bé trong bụng, theo dõi sức khỏe của bạn và xem xét các dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Bạn có thể phải siêu âm hay làm các kiểm tra khác thường xuyên, đặc biệt khi thai của bạn phát triển.
  • Chú trọng các chất dinh dưỡng nhất định: bạn sẽ cần nhiều acid folic, canxi, sắt, protein và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Nếu bạn đã ăn một chế độ ăn lành mạnh, hãy duy trì nó và chắc chắn rằng minh uống viên vitamin trước sinh hàng ngày. Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn dùng viên sắt bổ sung.
  • Tăng cân nhiều hơn: cân nặng tăng phù hợp có thể giúp con khỏe mạnh. Nó cũng làm việc giảm cân sau sinh dễ dàng hơn. Với sinh đôi, mức tăng khuyến nghị là 17 đến 25 kg cho phụ nữ có sức khỏe tốt trước khi mang thai – bạn sẽ cần thêm 600 calo một ngày, phụ thuộc vào mức độ hoạt động của bạn. Trao đổi với bác sĩ để xác định mức tăng cân phù hợp.
  • Nhiều biện pháp phòng ngừa: bác sĩ của bạn có thể yêu cầu bạn hạn chế một số hoạt động như làm việc, đi lại hay hoạt động thể lực khi thai phát triển. Mặc dù, nghỉ ngơi trên giường không được chứng minh là cách hiệu quả để phòng ngừa sinh non nhưng đôi khi nó vẫn được khuyến khích như một biện pháp phòng ngừa để giúp thai phát triển và giảm nguy cơ biến chứng.
  • Lường trước việc có thai quá thai kỳ: thông thường, thời gian mang thai không được lưu tâm cho đến sau 41 tuần. Với sinh đôi, có một số bằng chứng cho thấy rằng mối quan tâm này có thể đến sớm hơn nhiều. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị khởi phát chuyển dạ hay mổ ở tuần thứ 38 hoặc 39 của thai kỳ.
Mang thai đôi có ý nghĩa như thế nào với người mẹ?
Hãy xem xét các biến chứng:

Những cặp song sinh hay đa thai khỏe mạnh được sinh ra mỗi ngày, tuy nhiên việc nhận thức được những biến chứng có thể xảy ra vẫn là rất quan trọng. Ví dụ:

  • Huyết áp cao: mẹ mang đa thai có khả năng phát triển bệnh cao huyết áp trong suốt thai kỳ. Khi huyết áp cao kết hợp với có protein trong nước tiểu, tình trạng này được gọi là tiền sản giật. Thận trọng là điều cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.
  • Sinh non: bạn mang càng nhiều thai nhi đồng nghĩa với việc chu kỳ mang thai của bạn càng ngắn. Nếu bạn có dấu hiệu sinh non, bạn có thể cần được tiêm một loại thuốc steroid để tăng tốc độ phát triển phổi của con bạn. Thậm chí sau đó, các em bé thiếu tháng nhỏ nhất cũng có thể vẫn phải chiến đấu để sinh tồn. Biến chứng có thể bao gồm thở và tiêu hóa khó khăn, vấn đề về tầm nhìn, và các bệnh nhiễm trùng. Hiếm khi một em bé bị sinh sớm mà em bé còn lại vẫn có thể tiếp tục phát triển trong tử cung. Điều này được gọi là trì hoãn sinh.
  • Truyền máu song sinh: với cặp song sinh cùng trứng, một mạch máu ở nhau thai có thể kết nối với hệ tuần hoàn của các thai nhi. Điều này dẫn đến một thai nhi nhân được quá nhiều máu còn thai còn lại thì nhận được ít. Biến chứng nghiêm trọng cho cả hai trẻ và cần sự can thiệp tích cực trong khi mang thai. Sinh sớm có thể là cần thiết.
  • Sinh mổ: đối với cặp sinh đôi, sinh bằng đường âm đạo thường có thể làm được nếu em bé đầu tiên có tư thế đầu ở dưới. Nếu không, phương án mổ đẻ có thể được khuyến khích sử dụng. Trong một số trường hợp, các biến chứng sau sinh của âm đạo sau khi sinh đứa trẻ đầu tiên khiến cho đứa trẻ thứ hai cần được sinh bằng phương pháp mổ đẻ. Đối với sinh ba, sinh bằng đường âm đạo vẫn có thể là một lựa chọn mặc dù mổ đẻ thường được khuyên dùng với sinh ba hay đa thai.

Chăm sóc cho đa thai

Các bé sinh ra từ đa thai khỏe mạnh cũng có nhu cầu giống các trẻ sơ sinh khác. Tất nhiên, với cặp song sinh, bạn cần có sự chuẩn bị gấp đôi. Bạn cũng cần nghỉ ngơi và những sự hỗ trợ nhiều hơn bạn tưởng, đặc biệt nếu con bạn sinh non hay cần sự chăm sóc y tế đặc biệt sau sinh. Hãy dành thời gian cùng con của bạn, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân và những người khác khi bạn cần.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan