Chế độ dinh dưỡng cải thiện tình trạng rụng tóc sau sinh

Nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng vì tình trạng rụng tóc sau khi sinh. Tuy nhiên tình trạng này khá phổ biến và kéo dài trung bình 12 tuần sau sinh. Việc giảm stress và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giúp hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục tế bào chân tóc giúp hình thành tóc mới. 

Rụng tóc nhiều sau sinh có phải do bệnh lý nào gây ra không? Và tóc có hồi phục lại như ban đầu không? 

Ảnh minh họa

Rụng tóc là một hiện tượng thông thường ở các bà mẹ sau sinh em bé. Trung bình 1 ngày phụ nữ bình thường sẽ rụng 100-150 sợi tóc/ngày, tuy nhiên sau sinh có thể lên đến 500 sợi tóc/ngày. Điều này tạo nên tâm lý lo lắng cho các bạn. Thông thường thời gian rụng tóc này sẽ kéo dài 12 tuần sau sinh. Dinh dưỡng là điều quan trọng trong việc giúp phục hồi lại tế bào chân tóc và giúp hình thành tóc mới. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc sau sinh

Gs.Bs. Sandra, Trưởng khoa da liễu BV ĐH Arkansas, Mỹ giải thích: do sau sinh, những thay đổi về mức độ nội tiết tố sinh dục (hormone) trong quá trình mang thai dần trở về bình thường, điều này dẫn đến kéo dài trạng thái nghỉ (rụng) của tóc. Thêm vào đó, Gs.Bs. Rushton, ĐH Portsmouth, Anh cho biết: sự xáo trộn trong chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai bao gồm bữa ăn, thời gian ăn, lượng ăn và tích trữ chất dinh dưỡng cho bé đã làm giảm các chất dinh dưỡng cần thiết trong người mẹ, cũng làm trạng thái nghỉ của chân tóc kéo dài và rụng.

Điều trị và cải thiện tình trạng rụng tóc sau sinh

Không cần điều trị vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng 2 điều sau đây cần làm để giúp quá trình phục hồi trở nên nhanh chóng và hạn chế tổn thương lâu dài của chân tóc, ảnh hưởng đến sức khỏe của da đầu và tế bào thần kinh.

  1. Giảm stress, căng thẳng
  2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để chuyển chân tóc sang giai đoạn tạo mới, và phục hồi. 

Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng Anh: 

1. Để duy trì đủ protein, chọn một trong các loại thịt có hàm lượng như sau:

  • Thịt heo (phần thịt bụng): 200g thịt/ngày
  • Thịt heo (phần vai/sườn): 250g thịt/ngày
  • Thịt nạt thăn: 180g thịt/ngày
  • Cá biển : 200g/ngày
  • Cá sông/nuôi: 240-280g thịt cá/ngày
  • Thịt gà/gia cầm (đùi hoặc ức): 300g thịt/ngày

Điều này rất quan trọng để cung cấp nhiều acid amin quan trọng cho phát triển tóc như Proline, Lysine, Cystine, Alpha-ketoglutaric acid

2. Đảm bảo duy trì đủ nguyên tố sắt trong các bữa ăn
Các loại thịt bò/heo, thịt gà, trứng gà đều là những nguồn tốt chứa sắt. Khi ăn nên kết hợp với 1 số rau màu xanh cho lá và trái cây có nhiều vitamin C như bưỡi, kiwi, dâu tây, cam quýt, sơ-ri.

3. Một tuần ít nhất là 3 bữa súp rau củ

4. Một tuần ít nhất 2 bữa cá hồi/thu/lươn/cá chép

5. Chọn các thực phẩm giàu kẽm, magnesium và đồng
Hải sản, hạt (hướng dương, điều, bí, hạnh nhân, mè...)

6. Duy trì đủ lượng nước một ngày: 1.8-2 lít/ngày

7. Các thực phẩm nên tránh 
- Tránh các thức uống kích thích như rượu, bia, nước ngọt, nước tăng lực
- Tránh các thức ăn cay nồng, bữa ăn khô khan

Khi nào cần tư vấn với bác sĩ?

Tình trạng rụng tóc có thể phục hồi sau 6 tháng sau sinh, nếu sau 6 tháng mà tình trạng vẫn không thuyên giảm và có xu hướng tồi tệ thì nên gọi bác sĩ chuyên khoa Da liễu để đánh giá tình trạng và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Notes: 

  • Sandra Johnson (2016) Is it normal to lose hair after giving birth? Babycenter
  • Rushton, D.H. (2002) Nutritional factors and hair loss, Clinical and Experimental Dermatology, 27, 396–404

Theo Nguyễn Hoàng Anh, Thạc sĩ dinh dưỡng - Đại học Worcester, UK

- 25-04-2019 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Sữa mẹ hay sữa công thức đều là những giải pháp dinh dưỡng tốt cho bé yêu của bạn. Việc bạn quyết định cho bé bú mẹ hoàn toàn, dặm thêm sữa công thức, hay chỉ uống sữa công thức... là do quyền lựa chọn và tùy vào hoàn cảnh, sức khỏe của mỗi bà mẹ. 

  • 15-11-2018

    Khi bé bị ngã đập đầu trước tiên bạn hãy tìm cách xoa dịu bé, cố gắng không phản ứng quá mức nếu cú ngã hay va chạm nhẹ, không gây tổn thương nghiêm trọng khiến bé hoảng sợ. Nếu trẻ lớn có thể nhận biết được, phụ huynh hãy hỏi trẻ: nơi trẻ té ngã? Tư thế khi bị té ngã? Vị trí trẻ bị đau?... Nếu trẻ ngã rồi bất tỉnh, nôn ói, có chảy máu ra ở miệng hoặc mũi, tay chân co giật bất thường, bạn cần đưa đến cơ quan y tế gần nhất ngay.

  • 28-05-2018

    Cơn co giật lành tính do sốt cao thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi, ngoài lứa tuổi này mà trẻ có co giật cần hết sức cảnh giác các nguyên nhân khác. Nhiệt độ gây giật: không có ngưỡng cụ thể cho tất cả các trẻ. Nhưng thông thường các trẻ thường sốt cao trên 38,5 độ C.

  • 28-05-2018
    Bí đỏ giàu vitamin A, kali và sắt, phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi. Bí đỏ giàu vitamin A, kali và sắt, phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi tuần cha mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 - 2 bữa bí đỏ (mỗi bữa 1 miếng nhỏ), để tránh hiện tượng vàng
  • 09-06-2018
    Đừng ngạc nhiên nếu khẩu vị của bé có nhiều thay đổi. Ở tuổi này bé thường ăn ít hơn và bắt đầu kén chọn. Sự thay đổi này có vẻ lạ lùng so với sự hoạt bát của bé ở hiện tại, nhưng vì bé đang lớn chậm hơn và không cần nhiều thức ăn như trước