Cẩm nang mang thai - Thai kỳ tuần thứ 10

Mặc dù bé chỉ nhỏ như một trái quất/tắc - gần 3 cm, từ đầu đến mông - và nặng dưới 7 gram, bé đã phát triển xong những bộ phận quan trọng nhất. Đây là sự khởi đầu của cái gọi là thời kỳ bào thai, thời điểm khi mà các mô và cơ quan trong cơ thể
mang-thai-tuan-10

Em bé đang lớn lên kìa!

Mặc dù bé chỉ nhỏ như một trái quất/tắc - gần 3 cm, từ đầu đến mông - và nặng dưới 7 gram, bé đã phát triển xong những bộ phận quan trọng nhất. Đây là sự khởi đầu của cái gọi là thời kỳ bào thai, thời điểm khi mà các mô và cơ quan trong cơ thể nhanh chóng phát triển và trưởng thành.
Bé đang nuốt chất lỏng và đá chân tạo lên những cơn sóng. Những cơ quan quan trọng - bao gồm thận, ruột, não và gan (bây giờ tạo ra các hồng cầu, được cấu thành bởi chính túi noãn hoàng) - đã ở đúng vị trí và bắt đầu hoạt động, các bộ phận này sẽ còn tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.
Nếu bạn có thể nhìn vào bên trong tử cung, bạn sẽ phát hiện những chi tiết rất nhỏ, chẳng hạn như móng tay đang hình thành trên các ngón tay và ngón chân (không còn là những màng nối nữa) và lông tơ bắt đầu mọc trên làn da mỏng.
Nhìn vào những vị trí khác, bạn sẽ thấy chân tay của bé giờ đã có thể uốn cong. Bàn tay uốn cong ở cổ tay và chạm được vào vị trí của trái tim, và đôi chân đã đủ dài để chạm vào phía trước của cơ thể. Các hình hài của xương sống đã có thể được nhìn thấy qua làn da trong và mờ, các dây thần kinh cột sống đang bắt đầu nối ra từ tủy sống. Trán của bé tạm thời phình ra bởi não đang phát triển và ở vị trí rất cao trên đầu, chiếm một nửa chiều dài cơ thể bé. Từ đầu đến mông dài hơn 3cm. Trong những tuần tới, chiều dài em bé sẽ tăng gấp đôi - đến gần 7.5cm.
mang-thai-tuan-10-2

Cuộc sống của bạn đang thay đổi!

Trong lần khám thai tiếp theo, bạn có thể nghe thấy nhịp tim đập rất nhanh của bé khi bác sĩ dùng ống nghe Doppler - là một thiết bị siêu âm cầm tay và đặt lên lên bụng. Nhiều phụ nữ kể rằng, họ nghe thấy nhịp đập trái tim nhỏ xíu của bé như tiếng động lớn từ những bước chân của một chú ngựa đang phi nước kiệu và họ đã rất cảm động.
Trước khi bạn có thai, tử cung của bạn tương đương một quả lê nhỏ. Ở tuần này, nó to như một quả bưởi. Bạn có thể đã hoặc chưa sẵn sàng cho lần mang thai này. Mặc dù cơ thể của bạn chưa có nhiều sự thay đổi, nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy quần áo trở nên quá chật và bộ ngực cũng đang căng ra, làm bạn cảm thấy như áo ngực của mình bỗng như bé lại. Cảm giác đó rất có thể là do bạn đã bắt đầu tăng cân nhẹ và thường xuyên bị đầy hơi. Nếu bạn cần quần áo to hơn trang phục bình thường nhưng bé hơn đồ bầu, bạn nên thử mặc quần và váy có phần eo bằng chun - có co giãn (hoặc quần và váy lưng thấp).
Tùy thuộc vào cường độ tập thể dục của mình, bạn có thể tham gia thêm vào một loạt các hoạt động tiền sản. Bơi và đi bộ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho cả chín tháng. Tăng cường cơ bắp, sức mạnh và độ dẻo dai - là 3 tiêu chí rèn luyện có ích cho sự tăng cân của bạn, giúp bạn có sức khỏe để chuẩn bị cho một cuộc sinh đầy vất vả, đồng thời giúp bạn dễ lấy lại vóc dáng sau sinh hơn. (Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy tập thể dục thường xuyên sẽ giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ.)




Tình trạng ốm nghén của tôi bắt đầu mỗi buổi tối vào khoảng giờ ăn, tôi không thể ăn bất cứ thứ gì, nhưng lại đói kinh khủng (và trở nên cáu kỉnh). Mọi thứ đã được cải thiện sau khi tôi điều chỉnh thời gian biểu, tôi ăn 1 bữa ăn lớn trong buổi sáng và ăn nhẹ - thường là bánh và pho mát hoặc ngũ cốc - vào bữa tối. - Susan



Ba câu hỏi về các bệnh nhiễm trùng trong thai kỳ

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiểu (Urinary tract infections - UTIs) là bệnh nhiễm khuẩn thường gặp nhất trong thai kỳ. Mức độ tăng cao progesterone là một phần nguyên nhân. Các hormone làm giãn đường tiết niệu của bạn, khiến bạn đi tiểu chầm chậm và ít một, như thế là vi khuẩn đã có thêm thời gian để sinh sôi nảy nở. Ở gian đoạn sau trong thai kỳ, các yếu tố khác cũng khiến cho tình hình tệ hơn.
Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn đường ruột đi từ trực tràng vào niệu đạo và di chuyển lên đường tiết niệu của bạn, nơi chúng tiếp tục nhân lên. Đôi khi chúng gây ra nhiễm trùng bàng quang gọi là viêm bàng quang. Các triệu chứng của viêm bàng quang bao gồm: đau, khó chịu, hoặc rát khi đi tiểu, cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên hơn, và khó chịu ở vùng chậu hoặc đau bụng dưới. Nước tiểu có thể đục và có mùi tanh.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình mình bị nhiễm trùng bàng quang. Bệnh viêm bàng quang nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, khiến cho tình hình càng tệ hơn và làm tăng nguy cơ sinh non. Nếu bạn bị viêm bàng quang, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh loại an toàn trong thai kỳ, giúp tránh làm cho các vấn đề trở nên tệ hơn. Mặc dù các loại thuốc kháng sinh có thể làm giảm các triệu chứng chỉ trong vòng một vài ngày, nhưng bạn hãy nhớ cố gắng uống thuốc đủ liều để hoàn tất quá trình điều trị mới có thể tiêu diệt hết vi khuẩn.
Vi khuẩn cũng có thể được nhân lên trong đường tiết niệu của bạn mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào (gọi là triệu chứng vi khuẩn niệu), đó là lý do tại sao bác sĩ sẽ gửi một mẫu nước tiểu đến phòng thí nghiệm ở lần khám tiền sản đầu tiên của bạn. Bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh nếu phòng khám phát hiện ra vi khuẩn niệu, dù không có triệu chứng gì.
Viêm âm đạo do vi khuẩn trong khi mang thai?
Nhiễm khuẩn âm đạo (Bacterial vaginosis - BV) là một bệnh nhiễm trùng đường sinh dục do sự phát triển quá mức của loại vi khuẩn thường tồn tại với số lượng nhỏ trong âm đạo. Bạn có thể không có triệu chứng với BV. Nhưng nếu có, bạn có thể nhận thấy âm đạo tiết ra một lớp mỏng chất màu trắng sữa hoặc màu xám có mùi hôi tanh (rõ nhất sau khi quan hệ tình dục). Bạn cũng có thể cảm thấy bỏng rát hoặc ngứa ngáy quanh âm đạo và âm hộ của bạn, tuy nhiên vẫn có ít nhất một nửa số phụ nữ bị BV không triệu chứng.
BV có liên quan đến nguy cơ sinh non và vỡ ối sớm. Nếu bạn có những triệu chứng của BV hoặc nếu bạn có nguy cơ sinh non, bác sĩ sẽ sàng lọc nguyên nhân nhiễm trùng và điều trị bằng thuốc kháng sinh nếu bạn có kết quả là dương tính khi xét nghiệm. Ngược lại, nếu bạn không có nguy cơ hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào, bác sĩ sẽ không chỉ định làm xét nghiệm.
Bệnh nhiễm nấm
Bệnh nhiễm nấm âm đạo là bệnh nhiễm trùng âm đạo thường dễ xảy ra hơn khi mang thai. Bệnh gây ra bởi loại nấm cực nhỏ cùng họ với nấm Candida. Những loại nấm này được tìm thấy trong âm đạo của gần một phần ba số phụ nữ và chỉ trở nên nghiêm trọng nếu chúng phát triển quá nhanh đến mức men nấm lấn át các vi sinh vật khác tồn tại trong cùng một môi trường âm đạo. Mức độ estrogen tăng của bạn trong khi mang thai sẽ khiến âm đạo dễ tạo glycogen hơn, là môi trường cho men nấm dễ phát triển hơn. (Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng estrogen cũng có tác động trực tiếp vào men nấm, khiến chúng vừa phát triển nhanh hơn vừa bám dính vào thành âm đạo tốt hơn.)
Nhiễm nấm sẽ không làm tổn thương em bé. Nếu bạn bị nhiễm trùng khi bạn chuyển dạ, có khả năng bé sẽ tiếp xúc với nấm khi bé di chuyển qua đường sinh. Khi đó, men nấm có thể gây ra một bệnh nhiễm trùng thông thường: bệnh tưa miệng, biểu hiện là các mảng trắng trong miệng của bé. Bệnh tưa miệng không nghiêm trọng và có thể được điều trị dễ dàng ở các trẻ sơ sinh khỏe mạnh.

Hoạt động của tuần này

Mua một số áo ngực và đồ lót mới. Nếu ngực đau, bạn hãy mua một chiếc áo ngực cotton. Áo ngực cho sản phụ cũng là một sự lựa chọn, vì vậy hãy dùng thử một vài ngày xem bạn có dễ chịu hơn không. Ngực của bạn có thể tăng thêm một hoặc hai size, đặc biệt là nếu bạn mang thai lần đầu. Hãy tìm hiểu về đồ lót dành cho bà bầu, thử những bộ bikini, và thậm chí cả đồ lót dây - chúng sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn bạn nghĩ đấy.

(Nguồn: babycenter)

Biên dịch bởi Wellcare

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 21-11-2018

    Thông thường sau khi sinh tại cơ sở y tế 1-2 ngày sản phụ sẽ được xuất viện. Sau khi về nhà cách chăm sóc sau sinh là vấn đề quan trọng, cần phải có sự theo dõi chặt chẽ.

  • 28-05-2018

    Rửa vết bỏng bằng nước lạnh nhiều lần ngay lập tức. Để nước lạnh chảy qua chỗ bị bỏng trong thời gian đủ lâu nhằm làm mát vùng bị bỏng và giảm đau tức thời cho trẻ. Không được dùng đá để chườm vào vết bỏng, vì nó có thể làm vết bỏng lâu lành, không được chà xát vào vết bỏng vì như vậy sẽ làm cho vết thương phồng rộp lên.

  • 28-05-2018
    - Tuổi thai (40+0): Thai 40 tuần tuổi. - Tuổi thai (40+1): Thai 40 tuần một ngày. - Tuổi thai (40+2): Thai 40 tuần hai ngày. - BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm) - FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm) - AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm) - HC: Chu vi
  • 28-05-2018
    Một trong những nhóm thực phẩm rất quan trọng cần ăn hàng ngày đó là rau quả, nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Trẻ em đang lớn và phát triển, hàng ngày đòi hỏi được cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng để xây dựng cơ thể,
  • 19-03-2019

    Chốc là một bệnh nhiễm khuẩn da hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi các tổn thương cơ bản là bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hóa mủ, dập vỡ đóng vẩy tiết.