Cách giúp trẻ hết bệnh vặt

Bệnh vặt là hiện tượng thường xảy ra ở những trẻ có sức đề kháng yếu. Dường như thành chu kỳ, cứ một tháng trẻ lại ốm một lần với một số biểu hiện thường thấy như sổ mũi, ho, sốt, nôn, tiêu chảy, đi phân sống...

Bệnh vặt là hiện tượng thường xảy ra ở những trẻ có sức đề kháng yếu. Dường như thành chu kỳ, cứ một tháng trẻ lại ốm một lần với một số biểu hiện thường thấy như sổ mũi, ho, sốt, nôn, tiêu chảy, đi phân sống...

Nguyên nhân gây bệnh vặt ở trẻ

Nguyên nhân trẻ hay ốm vặt, chậm lớn là do sức đề kháng kém và hệ miễn dịch yếu. Trẻ thường nhận được các kháng thể của mẹ từ trong bào thai và thông qua nguồn sữa mẹ. Nhưng sau cai sữa, cơ thể trẻ phải tự làm quen với việc sản sinh ra miễn dịch và khả năng đề kháng khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các vi trùng, vi rút và các nguyên nhân gây bệnh. Điều đó xảy ra ở hầu hết với những trẻ không bú mẹ hoặc bú mẹ không hoàn toàn.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Hậu quả của bệnh vặt ở trẻ

Ốm vặt khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, ăn không ngon, hay bị chướng bụng, nôn trớ... lâu dần trẻ sợ ăn, chậm lên cân, ốm yếu.

Ngoài ốm vặt, trẻ dễ bị lây nhiễm các bệnh như cảm siêu vi (sốt virut), bệnh sởi, viêm não Nhật Bản, chân tay miệng, sốt xuất huyết... nếu không được chăm sóc, tiêm phòng và vệ sinh tốt.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh vặt ở trẻ

Nhóm trẻ hay bị bệnh vặt, sức đề kháng kém:

  • Trẻ sinh nhẹ cân (từ 2, 5kg trở xuống) hay sinh non (dưới 37 tuần tuổi) hoặc những trẻ có các bệnh lý bẩm sinh, trẻ thường xuyên bị nôn trớ, khó hấp thu dinh dưỡng.
  • Trẻ không được bú mẹ.
  • Trẻ không bú mẹ hoàn toàn và cai sữa sớm.

Cách xử trí khi trẻ bị ốm vặt

  • Nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú đến 18 tháng bên cạnh chế độ ăn uống khác. Trẻ đang bệnh cần cho bú mẹ nhiều lần hơn trong ngày
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, giữ sạch đồ chơi, vật dụng của trẻ
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, nơi có dịch bệnh...
  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn uống đúng cách  cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng nhiều hình thức như bổ sung các vitamin thiên nhiên từ rau củ quả, các khoáng chất thiết yếu và các sản phẩm dinh dưỡng thích hợp
  • Cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ chậm lớn với men tiêu hóa, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, hấp thu nhiều hơn, giảm nôn trớ sau ăn. 

Wellcare tổng hợp

Theo Dân trí

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan