Cách điều trị viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ

Viêm mi mắt có thể xảy ra khi tuyến dầu của mi mắt hoạt động quá đà khiến cho các vi khuẩn ở vùng da quanh mí mắt phát triển mạnh. Khi đó, mí mắt sẽ trở nên viêm và bị kích ứng. Ngoài ra, một số căn bệnh khác như viêm da tiết bã nhờn (da đầu

Trẻ nhỏ bị viêm bờ mi mắt nếu không được điều trị có thể dẫn đến mắt bị lẹo hay viêm kết mạc. Dưới đây, là dấu hiệu nhận biết và cách phòng viêm bờ mi mắt dành cho trẻ nhỏ mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo.

Viêm bờ mi là tình trạng viêm mí mắt đặc biệt ở ngay chân lông mi của trẻ. Viêm bờ mi có thể xảy ra ở phần bờ mi phía ngoài đằng trước của mi mắt (nơi đính lông mi) hoặc mi mắt bên trong (phần niêm mạc ẩm tiếp xúc với mắt).

Khi trẻ bị viêm bờ mi, mí mắt sẽ sưng, đỏ, rát, nổi hạt li ti. Nếu bị nặng, trẻ có thể bị rụng lông mi, mí mắt sưng, nóng rát, ngứa ngáy và chảy nhiều nước mắt.

Viêm bờ mi tuy không ảnh hưởng đến thị lực nhưng gây khó chịu cho bé. Ngoài ra, nếu để lâu, bệnh này có thể dẫn đến các bệnh khác về mắt như lẹo, chắp và viêm kết mạc và rất khó khăn hơn cho việc điều trị.

Cách điều trị viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ
(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ

Viêm mi mắt có thể xảy ra khi tuyến dầu của mi mắt hoạt động quá đà khiến cho các vi khuẩn ở vùng da quanh mí mắt phát triển mạnh. Khi đó, mí mắt sẽ trở nên viêm và bị kích ứng.

Ngoài ra, một số căn bệnh khác như viêm da tiết bã nhờn (da đầu nhiều gàu và quanh vùng mắt có nhiều mảng da khô bong tróc), dị ứng hay bệnh rosacea (Bệnh làm da trở nên đỏ ở các vùng mũi, cằm, má và trán) cũng có thể dẫn đến viêm mi mắt.

Khi nào nên cho trẻ đi khám

Bạn nên đưa trẻ đi khám khi trẻ mắc phải bất kỳ một căn bệnh nào về mắt. Mặc dù nhiều phụ huynh thường tự tìm cách chữa cho con trước khi đưa trẻ đi khám nhưng đối với hầu hết trẻ em, biện pháp tốt nhất là nên đưa trẻ tới bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị sớm và đúng bệnh.

Bệnh này có thể điều trị khỏi, tuy nhiên nó cũng có thể tái phát nhiều lần. Nhiều trẻ có thể bị viêm mi mắt mãn tính.

Duy trì thói quen vệ sinh mi mắt cho bé là một vấn đề quan trong trong việc phòng tránh bệnh viêm mi mắt trẻ em. Nếu được điều trị đúng và giữ vệ sinh mi mắt, nguy cơ tái phát bệnh của trẻ sẽ giảm đi đáng kể.

Cách điều trị viêm bờ mi mắt ở trẻ nhỏ
(Ảnh minh họa)

Điều trị viêm mi mắt

Đối với căn bệnh này, bác sỹ thường đề xuất một số phương pháp như chườm ấm, đắp gạc ướt, massage mi mắt và vệ sinh mi mắt hàng ngày.

  • Chườm nóng tại mi mắt kéo dài khoảng 5-10 phút và nên thực hiện 2-4 lần/ngày. Hãy dùng một miếng gạc cô trùng được nhúng nước ấm hoặc nước muối sinh lý NaCl 9%o đắp lên mi mắt trẻ. Thay gạc khác khi nó không còn ấm nữa. Và dùng những mánh gạc riêng cho mỗi mắt của trẻ.
  • Sau khi chườm ấm, hãy massage nhẹ quanh vùng mi mắt theo hướng vòng tròn.
  • Vệ sinh mi mắt 2 lần/ngày sau khi chườm ấm và xoa nhẹ quanh mi mắt sẽ giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn tại mi mắt, đồng thời loại bỏ những tế bào chết trên da để các lỗ chân lông được thông thoáng và vết nhiễm khuẩn mau lành. Để làm vệ sinh mi mắt bạn có thể sử dụng nước ấm, dung dịch nước muối sinh lý NaCl 9%o, dầu gội trẻ em pha loãng hay dung dịch vệ sinh mi mắt chuyên dụng cho trẻ. Lưu ý dùng bông, gạc riêng cho mỗi bên mắt khi vệ sinh mi mắt

Một lưu ý là nếu trẻ đã đủ lớn để làm theo hướng dẫn, hãy yêu cầu trẻ nhìn hướng lên phía trần nhà khi bạn làm vệ sinh mi mắt dưới và nhìn xuống sàn nhà khi vệ sinh mi mắt trên. Sử dụng bông cotton, gạc vô trùng hay khăn sạch và nhẹ nhàng lau dọc theo mi mắt vùng chân lông mi. Lưu ý dùng bông, gạc riêng cho mỗi bên mắt khi vệ sinh mi mắt.

Nếu trẻ bị mắt một số bệnh khác như bệnh ngoài da hay bệnh rosacea, trẻ cũng cần phải được điều trị kết hợp các căn bệnh này.

Thông tin thêm trong bài viết: Xử trí khi vật lạ rơi vào mắt trẻ nhỏ

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan