Bí kíp đơn giản phân biệt cơn đau chuyển dạ thật - giả

Giai đoạn cuối thai kì là thời điểm mà những cơn co thắt tử cung xuất hiện thường xuyên khiến các mẹ lầm tưởng đó là dấu hiệu “vỡ chum”. Để rồi nhiều cặp vợ chồng vừa “khăn gói” lên đường đã vội bị bệnh viện trả về vì đó chỉ là những cơn co thắt giả Braxton-Hicks. Vậy làm thế nào để phân biệt cơn đau bụng chuyển dạ thật - giả?

Giai đoạn cuối thai kì là thời điểm mà những cơn co thắt tử cung xuất hiện thường xuyên khiến các mẹ lầm tưởng đó là dấu hiệu “vỡ chum”. Để rồi nhiều cặp vợ chồng vừa “khăn gói” lên đường đã vội bị bệnh viện trả về vì đó chỉ là những cơn co thắt giả Braxton-Hicks. Vậy làm thế nào để phân biệt cơn đau bụng chuyển dạ thật - giả?

(Ảnh minh họa)

Dấu hiệu chuyển dạ thật mẹ bầu cần lưu ý

Sự xuất hiện ngày càng nhiều của những cơn co thắt: đây là dấu hiệu “báo động” rõ ràng và chính xác nhất. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau quặn thắt như tử cung đang siết chặt . Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới, tới phần bụng dưới và cuối cùng là tới hai chân của bạn.

Bong nút nhầy tử cung: là một khối nhỏ chất nhầy, có tác dụng bịt kín tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm nút nhầy tử cung có thể bong ra trước khi đau đẻ một vài tuần, vài ngày hay vài giờ. Một vài trường hợp, nút nhầy khi bong ra sẽ lẫn theo một chút máu.

Bụng tụt xuống thấp: một vài tuần trước khi sinh, thai nhi có xu hướng di chuyển xuống phía dưới khung xương chậu. Mẹ có thể sẽ cảm thấy áp lực tập trung xuống vùng xương chậu, trong khi ngực cảm thấy nhẹ nhàng và dễ thở hơn. Tuy nhiên, đối với những người sinh con lần thứ hai, thứ ba, cảm giác này khá mơ hồ và mẹ bầu chỉ thực sự cảm thấy chúng khi “giờ G” đã điểm.

Vỡ nước ối: hầu hết các trường hợp vỡ ối sẽ bắt đầu bằng những cơn co thắt.

Phương pháp phân biệt đau bụng trong chuyển dạ thật và cơn gò Braxton-Hicks

Để nhận biết được cơn đau chuyển dạ “thật – giả”, mẹ cần quan tâm các yếu tố sau:

- Nhịp điệu cơn co: cơn gò Braxton-Hicks thường không diễn ra đều đặn. Còn cơn co thắt thật lại khá nhịp nhàng, tần suất tăng dần và ngày càng dồn dập. Lúc đầu, mẹ có thể cảm nhận được khoảng 10 phút xuất hiện 1 cơn co, sau đó tăng lên 10 phút 2 cơn co rồi 10 phút 3 cơn co… Thông thường các cơn co sẽ cách nhau 5 – 10 phút và có nhiều hơn 5 cơn co trong vòng một tiếng.

Mức độ đau: cơn gò Braxton-Hicks sẽ không có cảm giác đau đớn mà chỉ làm cho mẹ khó chịu. Những cơn co thắt chuyển dạ thật thường gây cảm giác tệ hơn. Cảm giác đau trong chuyển dạ thật được ví như mức độ đau mà mẹ phải chịu khi gãy 20 cái xương cùng một lúc.

Thời gian kéo dài mỗi cơn đau: các cơn đau của dấu hiệu chuyển dạ thường kéo dài từ 30 – 70 giây, trung bình sẽ vào khoảng một phút.

Khi có cơn gò chuyển dạ nên làm gì để giảm bớt khó chịu?

-  Đi bộ hoặc thay đổi vị trí nằm: đây cũng là một cách đơn giản giúp mẹ bầu phân biệt cơn gò chuyển dạ và cơn gò sinh lý. Nếu thấy hiệu quả bạn chỉ đang có cơn gò Braxton-Hicks.

-  Tắm nước hơi ấm: giúp cơ thể thư giãn và làm dịu tử cung.

-  Massage: sẽ giúp mẹ bầu bớt căng thẳng, đồng thời kiểm soát các cơn co thắt. Người nhà có thể massage lưng, hông giữa những cơn co để bà bầu dễ chịu.

- Giữ tinh thần bình tĩnh: giữa những cơn đau các mẹ phải tỉnh táo để có thể phân biệt giữa cơn gò sinh lý và cơn đau chuyển dạ để  đưa ra cách xử lý phù hợp.

- Tập hít thở: Ngoài ra, mẹ bầu cần học cách thở khi sinh, tập trung vào nhịp thở khi có cơn co chuyển dạ thật. Không nên la hét vì điều này khiến bản thân thêm mệt, mất sức nhanh.

- Mẹ bầu có thể Gọi điện cho Bác sĩ Sản Khoa để xin tư vấn.

Nguồn tham khảo: Eva.vn, Marrybaby.vn, Xaluan.com

Wellcare tổng hợp

- 20-04-2021 -

Bài viết liên quan