Áp xe dưới quầng vú

Áp xe là một khối sưng trong cơ thể chứa đầy mủ (chất lỏng chứa đầy xác chết của bạch cầu) thường do một nhiễm trùng tại chỗ. Áp xe vú thường xảy ra ở phụ nữ đang cho con bú nhưng áp xe dưới quầng vú lại không liên quan đến việc cho con bú.

Nhiễm trùng vú ở phụ nữ đang cho con bú thường là viêm vú. Viêm vú là một nhiễm trùng gây sưng và đỏ khu vực quanh vú và có thể gây ra do tắc ống dẫn sữa hoặc do vi khuẩn xâm nhập vào qua vùng da bị tổn thương trên núm vú hoặc qua một lỗ ống dẫn sữa.

Một loại áp xe vú có thể gặp ở phụ nữ không cho con bú là áp xe dưới quầng vú. Áp xe dưới quầng vú là khối nhiễm trùng chỉ gặp ở khu dưới quầng vú (vùng da thẫm màu xung quanh núm vú). Trước đây gọi là bệnh Zuka hay rò ống dẫn sữa.

Nguyên nhân áp xe dưới quầng vú

Áp xe dưới quầng vú thường do tắc ống dẫn sữa hay tuyến sữa trong vú. Sự tắc nghẽn này dẫn tới nhiễm trùng dưới da. Nhiễm trùng này gặp ở phụ nữ trẻ hoặc trung niên mà không trong thời kì cho con bú. Hay gặp nhất ở những người dùng khuyên trang sức vú.

Triệu chứng

Áp xe dưới quầng vú
Ban đầu bạn có thể cảm thấy đau ở vú. Có thể là khối sưng dưới da và sau đó phát triển to lên gần mặt da hơn. Mủ có thể được chảy ra ngoài nếu bạn đẩy nó hoặc cắt mở ổ áp xe ra. Nhiễm trùng có thể bắt đầu từ một đường rò. Nếu nhiễm trùng nặng có thể làm tụt núm vú vào trong. Bạn cũng có thể bị sốt và cảm thấy mệt mỏi.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám để đánh giá khối áp xe, lấy mủ để xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Có một vài loại vi khuẩn đã kháng kháng sinh. Bác sĩ cần biết chính xác loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng của bạn để có cách điều trị tốt nhất. Xét nghiệm máu có thể được chỉ định để tìm nhiễm trùng và đánh giá miễn dịch của ban.

Siêu âm vú có thể cũng được làm để xác định sự ảnh hưởng tới các cấu trúc dưới da. Đôi khi cần cộng hưởng từ, đặc biệt khi nhiễm trùng nặng hoặc tái diễn.

Áp xe dưới quầng vú
Điều trị

Giai đoạn đầu, bạn sẽ được cho uống kháng sinh. Tùy thuộc vào kích thước khối áp xe và mức độ khó chịu của bạn, bác sĩ có thể rạch mở khối áp xe và dẫn lưu mủ. Hầu hết thì phẫu thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ.

Nếu như nhiễm trùng không được đẩy lùi sau khi điều trị một hay 2 loại kháng sinh, hoặc nhiễm trùng tái diễn, bạn có thể cần được phẫu thuật. Khi phẫu thuật thì những ổ áp xe mạn tính và các tuyến bị nhiễm trùng sẽ được loại bỏ, tạo hình lại núm vú nếu núm vú bị tụt.

Áp xe dưới quầng vú
Bạn có thể làm phẫu thuật và điều trị ngoại trú hoặc nhập viện tùy theo kích thước và mức độ nặng của áp xe.

Tiên lượng

Phần lớn các áp xe vú được chữa khỏi bằng kháng sinh hoặc dẫn lưu mủ. Tuy nhiên một vài trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc tái diễn yêu cầu phẫu thuật. Hầu hết các phẫu thuật đều thành công trong việc ngăn ngừa áp xe và nhiễm trùng quay trở lại.

Biến chứng

Áp xe và nhiễm trùng có thể tái phát sau khi dùng kháng sinh. Phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ ổ áp xe và ngăn nhiễm trùng tái diễn.

Tụt núm vú có thể xảy ra. Núm vú và quầng vú có thể bị biến dạng hoặc đẩy ra khỏi trung tâm ổ áp xe, gây mất thẩm mĩ, thậm chí khi nhiễm trùng đã được điều trị bằng kháng sinh. Phẫu thuật sẽ giúp tạo hình lại trong những trường hợp này.

Trong hầu hết các trường hợp, những vấn đề về núm vú hoặc áp xe vú không dẫn đến ung thư vú.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 07-06-2018

    Chỉ còn vỏn vẹn 2 tuần nữa là đến ngày sinh nhật đầu tiên của bé rồi! Bạn có nhận ra không, vốn từ vựng của bé đang ngày càng mở rộng. Hoặc nếu bé vẫn còn bướng bỉnh chưa chịu nói, bé sẽ giao tiếp với bạn bằng “ngôn ngữ không lời” như các cử chỉ

  • 28-05-2018

    Trẻ có thể bắt đầu học nói ở những thời điểm khác nhau sau 1 tuổi. Gần đây, với nhiều lí do, có đến 10% trẻ có thể xuất hiện hiện tượng chậm nói. Nếu vấn đề này được phát hiện và hỗ trợ sớm sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường.

  • 28-05-2018
    Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. Chứng lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà lồng vào một đoạn
  • 28-05-2018
    Các loại rau củ bổ dưỡng được cắt thành các thanh dài như cà rốt, dưa leo Sữa chua với chuối cắt lát Một lát bánh mì nướng với phô mai, giăm bông Bánh quy, bánh mì que hoặc bánh gạo nhạt với phô mai Một bát ngũ cốc với sữa Các loại trái cây
  • 28-05-2018
    Đối với nhiều bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ có con lần đầu tiên đã gặp không ít khó khăn khi cho trẻ bú. Nhiều vấn đề nảy sinh như: nên cho bé bú khi nào, cách bế bé ra sao, làm thế nào để mẹ và bé thoải mái nhất trong suốt bữa ăn của bé yêu