Ăn cá làm tăng kích thước não bộ của thai nhi

Tác động của chế độ dinh dưỡng đối với sự phát triển của bào thai không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu đáng được quan tâm mà cũng là một vấn đề vô cùng phức tạp. Theo đó, một nghiên cứu gần đây đã đi sâu vào khám phá cơ chế tác động của

Tác động của chế độ dinh dưỡng đối với sự phát triển của bào thai không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu đáng được quan tâm mà cũng là một vấn đề vô cùng phức tạp.

Theo đó, một nghiên cứu gần đây đã đi sâu vào khám phá cơ chế tác động của acid béo Omega đối với sự phát triển của não bộ thai nhi.

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai là một vấn đề rõ ràng và không thể bàn cãi. Khi đứa trẻ lớn dần lên trong bụng mẹ, nó cần hấp thu những chất dinh dưỡng và các yếu tố cần thiết để hoàn thiện toàn bộ chức năng của cơ thể. Do sự phát triển của não bộ là gần như đã hoàn thiện khi còn trong bào thai nên tác động của bất cứ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nào trong thời kỳ này đều trở nên nghiêm trọng hơn so với các cơ quan khác.

Một nghiên cứu mới đây được tiến hành tại Đại học Y khoa Tohoku ở Nhật Bản đã tìm hiểu vai trò của acid béo Omega-6 và Omega-3 trong chế độ ăn đối với sự phát triển của bào thai trên mô hình chuột thí nghiệm. Tầm quan trọng của acid béo Omega đã được nghiên cứu khá nhiều, tuy nhiên trong nghiên cứu mới nhất này được dẫn đầu bởi giáo sư Noriko Osumi, các nhà khoa học đã đi sâu vào tìm hiểu cơ chế tác động đặc hiệu của các acid béo này trong suốt quá trình phát triển của não bộ phôi thai.

Ăn cá làm tăng kích thước não bộ của thai nhi
(Ảnh minh họa)

Tầm quan trọng của acid béo Omega-3

Cả Omega-3 và Omega-6 đều thuộc nhóm những acid béo thiết yếu do cơ thể không thể tự tổng hợp được nên phải hấp thụ từ chế độ ăn.

Trong cơ thể, acid béo Omega có vai trò là nguồn dự trữ năng lượng, vận chuyển oxy, tham gia vào chức năng của màng tế bào và điều hòa phản ứng viêm.

Cá biển có chứa rất nhiều Omega-3, dạng phổ biến nhất là acid docosahexaenoic và acid eicosapentaenoic. Ở Mỹ, do người dân tiêu thụ rất ít cá biển nên tỷ lệ bị thiếu hụt Omega-3 là khá cao.

Những nghiên cứu trước đây đã chứng minh tầm quan trọng của Omega-3 trong thai kỳ như đóng vai trò quyết định độ dài của thời gian mang thai và làm giảm trầm cảm trước và sau khi sinh. Dầu Omega-3 cũng có khả năng làm tăng tỷ lệ phát triển của não bộ khi còn là bào thai và trong suốt năm đầu đời. Ngoài ra nó cũng tham gia vào sự phát triển của thị giác. Nghiên cứu trên bào thai động vật không được bổ sung Omega-3 cho thấy có những biến đổi về thị giác và hành vi không thể khắc phục được mặc dù sau khi sinh ra đã được ăn chế độ đủ dinh dưỡng.

Tỷ lệ Omega-6/Omega-3

Giáo sư Osumi và nhóm của ông cũng xem xét ảnh hưởng trên bào thai khi thay đổi tỷ lệ giữa các acid béo này. Bằng việc cho chuột đang mang thai ăn chế độ giàu Omega-6 và nghèo Omega-3, các nhà khoa học đã mô phỏng lại tỷ lệ các acid béo điển hình trong chế độ dinh dưỡng trên thế giới hiện nay. Omega-6 chứa nhiều trong dầu các loại hạt, còn Omega-3 chủ yếu trong cá biển.

Khi chuột con được sinh ra, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng thế hệ con của những chuột mẹ ăn chế độ giàu Omega-6 và ít Omega-3 có kích thước não bộ nhỏ hơn hẳn con của những chuột mẹ ăn chế độ cân bằng các acid béo nêu trên.

Điều thú vị và cũng hết sức đáng lo ngại là những con chuột mới ra đời có mẹ ăn chế độ mất cân bằng các acid béo cũng cho thấy những thay đổi bất thường về hành vi như tăng mức độ lo lắng khi trưởng thành mặc dù sau khi sinh ra đã được cho ăn chế độ đủ dinh dưỡng.

Ăn cá làm tăng kích thước não bộ của thai nhi
(Ảnh minh họa)

Những thay đổi có nguồn gốc từ acid béo omega

Những thiếu hụt tương tự cũng đã được thể hiện từ những nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên GS. Osumi và cộng sự muốn đi sâu vào cơ chế đằng sau những khám phá này để xem những thay đổi đặc biệt diễn ra trong quá trình phát triển của não bộ thai nhi trong điều kiện này là gì.

Nhóm nghiên cứu tiến hành đo mức độ chuyển hóa lipid trong quá trình phát triển của não; họ nhận thấy rằng chất chuyển hóa của acid béo Omega là những chất chuyển hóa quan trọng đối với các tế bào gốc thần kinh – các tế bào sau sẽ phát triển thành tế bào não hoàn chỉnh. Đối với những con chuột được ăn chế độ giàu Omega-6 hơn Omega-3, các tế bào gốc thần kinh phát triển nhanh hơn và dễ bị hủy hoại. Kết quả này, được xuất bản trên tạp chí Stem Cells, chỉ ra rằng sự gia tăng mức nồng độ Omega-6 tạo ra các oxide của Omega-6, những chất này gây nên sự lão hóa sớm của các tế bào gốc thần kinh.

Do vậy, các nhà khoa học kết luận rằng: “Những khám phá này cung cấp những bằng chứng thuyết phục để có những khuyến cáo rằng trong thời kỳ mang thai, Omega-6 và Omega-3 nên được tiêu thụ ở mức tỷ lệ cân bằng 1:1. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng tại Mỹ hiện nay phổ biến với tỷ lệ thường là 16:1. Ngoài ra, việc hạn chế tiêu thụ cá biển do nỗi sợ hãi có thể nhiễm độc thủy ngân cũng làm giảm đáng kể tỷ lệ Omega-3 trong bữa ăn.

Do vậy, khuyến cáo dành cho phụ nữ có thai từ Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ là: nên ăn từ 8-12 oz cá biển hàng tuần. Lượng này đã tối ưu hóa ảnh hưởng có lợi của Omega-3 và hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ cá biển.

Thông tin thêm trong bài viết: DHA, EPA và việc ăn cá

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan