Ung thư máu

Ung thư máu là gì? Căn bệnh này là hiện tượng tế bào bạch cầu trong trong cơ thể người tăng đột biến. Do đó, bệnh còn có tên là bệnh bạch cầu ( bệnh máu trắng) Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khi, loại tế bào này bị tăng số

Ung thư máu là gì?

Căn bệnh này là hiện tượng tế bào bạch cầu trong trong cơ thể người tăng đột biến. Do đó, bệnh còn có tên là bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng)
Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khi, loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ phát triển lấn át các loại tế bào máu khác như hồng cầu, tiểu cầu. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u (ung bướu).

(Ảnh minh họa)

Bệnh bạch cầu được chia thành các nhóm khác nhau theo sự tiến triển của bệnh:

  • Bệnh bạch cầu ạn: Là thể bệnh có tiến triển chậm, có thể kéo dài nhiều năm. Lúc đầu bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì. Bệnh thường được phát hiện qua khám định kỳ trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện. Dần dần, các tế bào bạch cầu ác tính tăng sinh trong máu, các triệu chứng xuất hiện như: nổi hạch hay nhiễm khuẩn. Lúc đầu các triệu chứng còn ở thể nhẹ, sau đó trở nên nặng hơn.
  • Bệnh bạch cầu cấp: Là thể bệnh ác tính hơn, tiến triển nhanh. Ngay khi bệnh bắt đầu, tế bào bệnh bạch cầu non chưa trưởng thành không thể thực hiện được vai trò của tế bào bình thường, nhưng số lượng tăng rất nhanh.

Còn có cách phân loại bệnh bạch cầu dựa theo dòng tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng: các tế bào dòng tủy hoặc dòng lympho và tiến triển của mỗi dòng đó:

  • Bệnh bạch cầu lymphô mạn tính (CLL).
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (CML).
  • Bệnh bạch cầu lymphô cấp tính (ALL).
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML).
  • Bệnh bạch cầu tế bào tóc.

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh ung thư máu

Những triệu chứng chung của bệnh ung thư máu:

  • Sốt, cảm lạnh, đau đầu, khớp (do tổn thương tủy xương).
  • Mệt mỏi, yếu sức, da xanh, niêm mạc nhợt do thiếu hồng cầu.
  • Hay bị nhiễm trùng (do bạch cầu không bình thường).
  • Chảy máu nướu răng, dễ bầm tím (do giảm tiểu cầu).
  • Biếng ăn, sút cân.
  • Nếu bệnh nhân là nữ thì sẽ có hiện tượng ra mồ hôi về ban đêm.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Ung bướu trên hệ thống khám từ xa Wellcare khi xuất hiện các triệu chứng trên để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

Nguyên nhân gây ung thư máu

Nguyên nhân gây bệnh ung thư máu nhưng một số nguy cơ có thể gây ra bệnh:

  • Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, như trường hợp các nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật vào cuối Thế Chiến II, vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) năm 1986 hoặc ở bệnh nhân tiếp nhận xạ trị.
  • Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng dược phẩm.
  • Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất như benzene, formaldehyde.
  • Một số bệnh do thay đổi gen như hội chứng Down, do virus hoặc vài bệnh về máu.

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư máu

Hiện nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh bạch cầu, tuy vậy, các nhà khoa học đã nhận thấy có một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu:

  • Tia xạ: Những người tiếp xúc với tia phóng xạ liều cao sẽ có nguy cơ cao hơn bị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, bạch cầu tủy mạn tính, bạch cầu lympho cấp tính. Người có tiền sử được điều trị bằng tia xạ trị khi điều trị ung thư hoặc các bệnh khác từ trước cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, khi sử dụng tia X trong chẩn đoán (như chụp X quang, CT Scan...) lượng tia X mà người chụp phải tiếp xúc sẽ ít hơn nhiều. Hiện tại, vẫn chưa xác định mối liên quan giữa sự tiếp xúc tia X liều lượng thấp với bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em và người lớn (chụp X-quang nhiều lần hoặc chụp cắt lớp khi còn nhỏ).
  • Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
  • Benzen: Chất này được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất, có nhiều trong khói thuốc lá và khí đốt. Việc tiếp xúc nhiều với benzen có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch cầu tủy mạn tính, bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
  • Tiền sử điều trị hóa chất: Một số bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất (như các chất alkyl hóa, các chất ức chế topoisomerase) về sau có thể bị mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính hoặc bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
  • Hội chứng Down và một số bệnh di truyền khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cấp tính.
  • Hội chứng rối loạn sinh tủy và một số bệnh bất thường về máu khác cũng làm tăng nguy cơ bị bạch cầu cấp tính.
  • Tiền sử gia đình: Có thể gặp trong thể bệnh bạch cầu lympho mạn tính.

Chẩn đoán bệnh ung thư máu

Trên lâm sàng, bệnh nhân có thể có hạch sưng to, gan và lách to ra, tuy nhiên cũng có bệnh nhân không có triệu chứng rõ rệt. Chẩn đoán cần dựa vào các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: cần thiết kiểm tra số lượng các tế bào máu và thành phần các loại bạch cầu (công thức máu). Khi mắc bệnh bạch cầu, số lượng bạch cầu tăng cao, giảm số lượng tiểu cầu, lượng Hemoglobin giảm thấp do thiếu máu.
  • Sinh thiết chẩn đoán: Phương pháp lấy một mảnh mô trong tủy xương để soi dưới kính hiển vi tìm tế bào máu ác tính. Sinh thiết là biện pháp duy nhất giúp chẩn đoán xác định tế bào ác tính trong tủy xương. Có hai cách lấy tủy xương là: Chọc hút tủy (sử dụng kim nhỏ và có lỗ để chọc vào xương, hút lấy một ít tủy xương) và sinh thiết tủy (sử dụng kim lớn hơn để lấy một mảnh tủy xương).

Các xét nghiệm khác:

Tùy thuộc triệu chứng và thể bệnh mà bác sĩ cho làm một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm gen: Xác định nhiễm sắc thể bất thường Philadelphia trong bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính.
  • Xét nghiệm dịch tủy: Xác định sự xuất hiện tế bào bạch cầu bất thường trong máu.
  • Chụp X-quang: Phát hiện hạch to trong ổ bụng hoặc các vị trí khác.

Điều trị ung thư máu

Có thể phối hợp nhiều biện pháp điều trị. Sự lựa chọn biện pháp điều trị tùy thuộc chủ yếu vào thể bệnh, tuổi của người bệnh, sự xuất hiện tế bào bạch cầu trong tủy.
Hiện tại, các phương pháp điều trị bệnh ung thư máu chủ yếu vẫn là thay tủy xương để thay thế phần tủy xương đã bị hư hỏng và kích thích sinh ra hồng cầu cũng như kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, dù có điều trị bằng phương pháp nào thì khả năng thành công cũng rất thấp, chỉ khoảng 10% và dù cho có thành công thì khả năng bệnh tái phát cũng rất lớn (khoảng từ 3 - 5 năm).
Hiện nay, ngoài cách ghép tủy (cuống rốn, cấy tế bào gốc....) còn có thể dùng hóa trị liệu, cho tới nay cách dùng hóa trị vẫn có triển vọng rất tốt cho các bệnh nhân. Ngoài ra, đối với dòng lympho còn có thể xạ trị màng não, ngăn ngừa tế bào phát triển lên não.
Đối với những bệnh nhân có quá trình điều trị bệnh tốt, sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt và nằm trong khoảng thời gian điều trị từ 3 - 5 năm có thể bình phục hoàn toàn.
Các bệnh nhân bị bạch cầu cấp tính cần được điều trị ngay với mục đích giảm các triệu chứng của bệnh để đạt hiệu quả lui bệnh.
Với bệnh bạch cầu mạn tính không có triệu chứng, điều trị có thể được trì hoãn với sự theo dõi của các bác sĩ và tiến hành điều trị khi các triệu chứng xảy ra. Điều trị giúp kiểm soát bệnh và các triệu chứng.

Phòng ngừa ung thư máu

Một nghiên cứu do TS. Marilyn Kwan chủ trì tiến hành tại Viện Đại học California, bang Berkeley (Mỹ) cho thấy: Những trẻ dưới 2 tuổi, nếu được cho ăn cam và chuối nhiều ngày trong tuần sẽ giảm được nguy cơ bị bệnh ung thư máu (còn gọi là bệnh bạch cầu) hơn 2 lần so với những trẻ khác trong giai đoạn phát triển cho đến 14 tuổi. Kết quả cũng tương tự đối với những trẻ thường xuyên được cho uống nước cam vắt.
Ung thư máu là một dạng ung thư thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Ở Pháp, trung bình cứ 100.000 trẻ thì có 4 trẻ mắc bệnh này. Khi bị ung thư máu, bạch cầu sẽ tăng trưởng bất thường trong tủy xương, và sự tăng trưởng thái quá này làm rối loạn chức năng của một số cơ quan. Tuy nhiên, tác dụng của thức ăn đối với sự phát triển của bệnh hiện vẫn còn chưa rõ.
Theo TS. Kwan, kết quả trên có thể là do trong trái cây chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C.

Theo Sức khỏe & Đời sống 

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Phá thai được định nghĩa y học như thuật ngữ về một sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Ở người và các giống loài khác, phá thai có thể xảy ra một cách tự nhiên vì biến chứng trong
  • 28-05-2018
    1. Định nghĩa Suy thận cấp là sự giảm đột ngột chức năng thận với hậu quả là thận mất khả năng giữ vững hằng định nội môi và sự tích tụ các chất thải có nitơ, xác định bởi sự tăng đột ngột creatinine máu. Ðịnh nghĩa này cần được bổ túc bằng những khái
  • 28-05-2018
    Mặc dù nhìn có vẻ đáng sợ, tình trạng chảy máu mũi (chảy máu cam) xảy ra ở trẻ em khá thường xuyên và thường không nghiêm trọng. Tại Việt Nam chưa có thống kê về tình trạng này, tại Hoa Kỳ thì 60-70% dân số ít nhất một lần trong đời bị chảy máu mũi,
  • 17-10-2018

    Viêm phổi do virus có thể lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ em bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè hay từ người lớn mắc bệnh. Trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh và nặng. Bệnh thường gây tổn thương cấp tính, lan tỏa hai bên phổi, gây suy

  • 28-05-2018
    U nang buồng trứng là một khối chứa dịch lỏng nằm trong hoặc bên trên buồng trứng. Hầu hết, các u nang buồng trứng này đều vô hại và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.
  • 28-05-2018
    Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày. Bình thường, mỗi kỳ kinh chỉ ra máu trong khoảng 7 ngày trở lại, khi thấy kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh Rong kinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tăng