Polyp mũi

Polyp mũi là một khối u lành tính thường gặp trong hốc mũi hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc của các xoang. Polyp mũi gây ra các triệu chứng giống như viêm mũi xoang như: nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác,... có

Giới thiệu chung về polyp mũi

Polyp mũi là một khối u lành tính thường gặp trong hốc mũi hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc của các xoang.
Polyp mũi gây ra các triệu chứng giống như viêm mũi xoang như: nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác,... có thể gây biến chứng và làm nặng thêm các bệnh viêm mũi, xoang khác.

Triệu chứng của polyp mũi

Khi có polyp mũi, người bệnh thường có các triệu chứng giống như viêm mũi, viêm xoang: nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác...
Polyp phát triển một cách chậm chạp, gây nghẹt mũi từ 1 bên hoặc 2 bên. Lúc đầu người bệnh ít chú ý nhưng khi polyp lớn dần lúc đó có cảm giác khó chịu nhất là khi phải thở bằng miệng. Những dấu hiệu kèm theo là có cảm giác nặng đầu, chảy nước mũi màu xanh hay vàng, đặc, đôi khi có mùi hôi. Thỉnh thoảng có sốt nhẹ, ho có đờm. Khứu giác cũng giảm dần và có thể hoàn toàn không ngửi được mùi.

Triệu chứng của polyp mũi

Polyp mũi nhỏ và đơn độc không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, ít khi gây biến chứng, nhưng nếu polyp lớn hoặc nhiều polyp nhỏ (đa polyp) có thể gây những biến chứng như: Viêm xoang cấp hoặc mạn tính, khó thở tắc nghẽn lúc ngủ, biến đổi cấu trúc của mặt gây song thị (nhìn đôi) hoặc 2 mắt xa nhau bất thường. Biến chứng này hiếm gặp và thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân xơ nang phổi.
Vì polyp mũi có các triệu chứng gần giống như viêm mũi, viêm xoang hoặc cảm cúm,... nên người bệnh thường không nhận biết được.
Tuy nhiên các triệu chứng của cảm cúm thường sẽ hết đi sau 1 tuần trong khi các triệu chứng của polyp không giảm đi. Khi đó người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám phát hiện và có chỉ định điều trị thích hợp.

Nguyên nhân gây polyp mũi

Nguyên nhân gây polyp mũi

Polyp mũi hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc của các xoang - là 4 khoang trống trên và sau mũi, thường do hậu quả của viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính không được điều trị triệt để hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các vi nấm.
Viêm mạn tính khiến các mạch máu ở niêm mạc mũi xoang tăng tính thấm tạo điều kiện cho nước tích tụ trong các tế bào. Theo thời gian, trọng lực sẽ kéo các mô ứ nước này xuống dưới, hình thành các polyp.
Có thể có một hoặc nhiều polyp, từng chùm như chùm nho, thường mềm và có ánh ngọc trai, đặc như thạch. Bệnh thường gặp nhiều ở người trên 40 và ở trẻ em mắc các bệnh như hen phế quản, viêm mũi, xoang dị ứng do nấm, viêm xoang mạn, sổ mũi mùa và xơ nang phổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ polyp mũi

Yếu tố làm tăng nguy cơ polyp mũi

Có yếu tố gây viêm mũi hoặc viêm xoang mãn chính là nguy cơ lớn nhất gây polyp mũi.
Trẻ em bị xơ nang phổi và bệnh nhân viêm xoang dị ứng do vi nấm (một tình trạng dị ứng nặng với nấm trong môi trường) rất dễ bị polyp mũi. Polyp mũi cũng xảy ra ở người bị hội chứng Churg-Strauss - một bệnh hiếm gặp biểu hiện bằng tình trạng viêm mạch máu (vasculitis). Bệnh nhân hen suyễn, sổ mũi mùa, viêm xoang mãn cũng rất dễ bị polyp.
Các yếu tố nguy cơ khác gây polyp mũi bao gồm:

  • Nhạy cảm với aspirin hoặc NSAID. Nếu nhạy cảm với aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), sẽ dễ bị polyp mũi hơn. Khi bị polyp mũi và hen phế quản kết hợp, cần tránh aspirin vì có thể gây khó thở đột ngột và nghiêm trọng. Nên tránh những biệt dược trong thành phần có chứa aspirin.
  • Tuổi. Đa polyp mũi có khuynh hướng gặp thường hơn ở người trên 40 tuổi.

Phương pháp điều trị polyp mũi

Chữa nội khoa bằng thuốc

Nếu có một hoặc nhiều polyp mũi nhỏ, có thể dùng thuốc xịt mũi chứa corticosteroid như fluticasone (Flonase), triamcinolone (Nasacort), budesonide (Rhinocort), flunisolide (Nasarel) hoặc mometasone (Nasonex). Các thuốc này giảm phản ứng viêm, tăng luồng không khí qua mũi và có thể làm teo nhỏ polyp.
Tác dụng phụ của thuốc xịt mũi chứa steroid ít hơn nhiều so với thuốc uống, nhưng có thể bao gồm: chảy máu mũi, nhức đầu hoặc viêm họng.

Phương pháp điều trị polyp mũi

Các thuốc khác dùng điều trị polyp mũi bao gồm:

  • Corticosteroids uống. Đôi khi cần dùng đến corticosteroid uống, đơn độc hoặc kết hợp với thuốc xịt mũi. Do steroid uống có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng, thường chỉ nên dùng ngắn hạn - không lâu hơn vài tuần.
  • Các thuốc chống dị ứng và nhiễm trùng. Ngoài việc điều trị polyp, cần phải kiểm soát thêm tình trạng dị ứng và nhiễm trùng. Dùng thuốc kháng histamine, để kháng lại tình trạng dị ứng do cơ thể tiếp xúc với dị ứng nguyên. Các thuốc kháng histamine làm bớt nghẹt mũi, dù không loại trừ được polyp. Ngoài ra, cần dùng thêm kháng sinh đối với những trường hợp nhiễm trùng cấp ở xoang.
  • Thuốc kháng nấm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số trường hợp viêm xoang mãn có thể là hậu quả của phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể đối với vi nấm ở môi trường xung quanh. Vì lý do đó, thuốc kháng nấm là cần thiết dù vẫn phải cùng lúc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ những mảnh vi nấm.

Phẫu thuật

Có thể cần phải phẫu thuật để điều trị polyp mũi. Khi điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ nên khuyên bệnh nhân cắt polyp. Đối với bệnh nhân xơ nang phổi có polyp mũi đề kháng với corticoide, đây chính là lựa chọn duy nhất. Cách phẫu thuật tùy thuộc vào số lượng và vị trí của polyp. Các lựa chọn cho phẫu thuật cắt polyp bao gồm:
Phẫu thuật cắt Polyp

  • Cắt polyp: Polyp nhỏ và đơn độc được cắt bỏ dễ dàng bằng cách dùng một dụng cụ cơ học nhỏ để hút hoặc một máy vi cắt lọc. Thủ thuật này có tên gọi là cắt polyp mũi, thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Sau khi cắt polyp, phải điều trị tình trạng viêm, thường sử dụng thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid và đôi khi cần dùng đến thuốc kháng sinh và thuốc corticosteroid đường uống. Polyp mũi, ngay cả khi được điều trị triệt để vẫn thường tái phát, đòi hỏi phải phẫu thuật lại.
  • Phẫu thuật nội soi xoang. Đây là một phẫu thuật rộng hơn, không những cắt polyp mà còn mở cả phần xoang nơi polyp thường hình thành. Nếu xoang nghẹt và viêm, cần mở rộng thêm hốc xoang. Trong cả hai trường hợp, bác sĩ dùng một ống cứng, mỏng có gắn camera gọi là ống nội soi. Do phẫu thuật nội soi chỉ rạch những đường rất nhỏ nên vết mổ sẽ lành nhanh và ít đau đớn khó chịu hơn các kiểu phẫu thuật khác. Tuy vậy, việc phục hồi hoàn toàn cũng cần đến vài tuần và polyp cũng thường tái phát.

Phương pháp phòng ngừa polyp mũi

Phương pháp phòng ngừa polyp mũi

Trong nhiều trường hợp, polyp mũi không thể đề phòng được. Nhưng khi có hen suyễn, sổ mũi mùa hoặc viêm xoang mãn, việc xử lý các triệu chứng có thể giúp bớt sung huyết mũi hoặc khó thở. Cần uống thuốc đều đặn, tránh tiếp xúc với dị nguyên và các chất gây ô nhiễm.
Súc rửa xoang bằng nước muối giúp giảm bớt sung huyết mũi ở những trường hợp nhẹ. Nên dùng nước muối không pha chất bảo quản benzalkonium, vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi.
Có thể tự pha dung dịch muối để dùng: 1/4 muỗng cà phê muối ăn pha với 240ml nước ấm để súc rửa mũi. Dùng bơm tiêm hoặc chai nhựa để chứa dung dịch rồi bơm vào mũi. Dung dịch đã pha không dùng quá 24 giờ.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Sỏi mật là một bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở nước ta, chiếm khoảng 10 – 15% dân số. Sỏi có thể được hình thành ở một số vị trí như đường mật trong gan, túi mật, ống mật chủ. Trong đó sỏi ống mật chủ chiếm đến
  • 28-05-2018
    Bình thường ở bộ phận sinh dục của người phụ nữ vẫn có tiết ít dịch, để bôi trơn khi quan hệ tình dục và để bảo vệ niêm mạc, phòng các bệnh viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi số lượng chất nhầy này trở nên nhiều và kèm các triệu chứng gây khó chịu như: ngứa,
  • 28-05-2018
    Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Một số nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà
  • 05-10-2018

    1. Định nghĩa Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể lao màng não, hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp. Hiện nay, lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp

  • 28-05-2018
    1. Định nghĩa Ung thư thận chiếm 90% các loại u ác tính nguyên phát ở thận. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn trên 40 tuổi, với tỉ lệ nam gấp 2 lần so với nữ giới. Ung thư thận chiếm 1-2% toàn bộ các loại ung thư ở người lớn. Ung thư thận có thể ở thể
  • 28-05-2018
    Nhức đầu là tình trạng đau ở vùng đầu và đau không chỉ là sự khó chịu về mặt cảm giác mà còn liên quan đến vấn đề tâm lý, tình cảm.