Nhiễm trùng vết mổ (Nhiễm trùng vết thương phẫu thuật)

Nhiễm trùng vết mổ, trước đây gọi là nhiễm trùng vết thương phẫu thuật, chiếm khoảng 17% các ca nhiễm trùng của các bệnh nhân nhập viện. Nhiễm trùng vết mổ được chia làm nhiễm trùng nông một phần, nhiễm trùng sâu một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng.

Tìm hiểu về Nhiễm trùng vết mổ (Nhiễm trùng vết thương phẫu thuật)

Nhiễm trùng vết mổ, trước đây gọi là nhiễm trùng vết thương phẫu thuật, chiếm khoảng 17% các ca nhiễm trùng của các bệnh nhân nhập viện. Nhiễm trùng vết mổ được chia làm nhiễm trùng nông một phần, nhiễm trùng sâu một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng.
Hầu hết nhiễm trùng vết mổ xảy ra trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật. Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng nông một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng có thể xảy ra sau 2 tuần.

vết mổ
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ

Các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng bao gồm:

  • Chảy mủ từ vết thương.
  • Đau khi chạm vào vết thương.
  • Vết thương sưng tấy và nóng.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Nếu bạn đang hồi sức sau phẫu thuật tại bệnh viện, cần thông báo cho bác sĩ ngay khi phát hiện mình có các triệu chứng trên. Nếu đã về nhà, cần đi khám ngay để bác sĩ có thể xử lý nhiễm trùng càng sớm càng tốt. Tình trạng bệnh lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, bạn cũng có thể Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát trên kênh Khám từ xa Wellcare để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết mổ

Nhìn chung, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng vết mổ hay không còn phụ thuộc vào loại phẫu thuật, vị trí phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, kỹ năng của bác sĩ và hệ miễn dịch của bệnh nhân tốt tới đâu để có thể chống lại nhiễm trùng.
Trong trường hợp phẫu thuật ở vùng xương chậu, ruột, hệ sinh dục và hệ tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ sẽ xảy ra nếu bạn nhiễm khuẩn đường ruột như coliform và khuẩn kị khí. Ngoài ra, vi khuẩn thường được tìm thấy trên da là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng.

Nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ

Những ai thường bị nhiễm trùng vết mổ?

Tỷ lệ nhiễm trùng xảy ra từ 2 - 3% ở những bệnh nhân đã từng phẫu thuật và khó phục hồi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng vết mổ

Những ca phẫu thuật ở vùng đã từng bị tổn thương hay phẫu thuật trước đó sẽ có rủi ro nhiễm trùng vết mổ cao hơn. Trong trường hợp phẫu thuật đòi hỏi phải cấy ghép như ghép xương chậu, thay khớp gối, phẫu thuật chữa suy hô hấp, đặt van tim nhân tạo… sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, những người cao tuổi, người bị tiểu đường, béo phì, thiếu dinh dưỡng và hút thuốc trước khi phẫu thuật là đối tượng có khả năng mắc nhiễm trùng.

Chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ

Bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ để chẩn đoán bạn có bị nhiễm trùng vết mổ hay không. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách xét nghiệm mô từ vết thương hoặc dịch mủ tiết ra xem có vi khuẩn không. Các xét nghiệm khác cũng có thể được thực hiện tùy từng trường hợp.

Điều trị nhiễm trùng vết mổ

Phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với tình trạng nhiễm trùng là làm sạch vết thương. Gạc che vết thương cần được thay nhiều lần trong ngày. Bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh trong quá trình làm sạch vết thương và chỉ định dùng những loại thuốc khác để tránh bị tái nhiễm trùng. Việc điều trị có thể kéo dài nếu có những dấu hiệu cho thấy vùng nhiễm trùng tiếp tục lấn sâu vào, đặc biệt là gây sốt.

Chăm sóc vết thương sau khi mổ để tránh nhiễm trùng

  • Làm theo các hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt về việc chăm sóc vết thương sau khi mổ.
  • Rửa tay sạch là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Sử dụng đầy đủ các loại thuốc kháng sinh được chỉ định.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Không hút thuốc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 18-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh bụi phổi amiăng là tình trạng xơ phổi do hít phải bụi amiăng. Amiăng là tên của một nhóm sợi tự nhiên từng được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp vì nó có khả năng chịu nóng tốt và có thể dùng để cách nhiệt. Khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu
  • 28-05-2018
    Chăm sóc da thẩm mỹ tập trung vào việc cải thiện và làm tăng vẻ đẹp cho làn da của bạn. Có rất nhiều bệnh hay sang thương ở da làm cho làn da của bạn thay đổi cả về màu sắc lẫn cấu trúc da khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin hơn. Những khuyết điểm trên da
  • 13-04-2024
    Són tiểu là một thể phổ biến của tiểu không kiểm soát. Bạn có triệu chứng tiểu gấp và đôi khi nước tiểu rỉ ra trước khi bạn kịp vào nhà vệ sinh. Điều này thường do bàng quang hoạt động quá mức. Điều trị với việc luyện tập bàng quang một cách thường xuyên
  • 28-05-2018
    Sỏi bàng quang là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành chiếm khoảng 1/3 trường hợp có sỏi ở hệ tiết niệu. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, nhưng nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn. Sỏi bàng quang là một khối bao gồm các chất hóa học khác nhau được hình thành
  • 28-05-2018
    Não và mắt phối hợp với nhau để tạo nên thị lực. Mắt sẽ tập trung ánh sáng vào võng mạc. Sau đó, các tế bào của võng mạc kích hoạt tín hiệu thần kinh truyền dọc theo các dây thần kinh thị giác để tới não. Nhược thị là một thuật ngữ y khoa được sử dụng
  • 28-05-2018
    Tiêu són là tình trạng trẻ đã được tập đi vệ sinh trước đó đột ngột đi són phân ra quần lót. Táo bón thường là nguyên nhân gây ra tiêu són. Thông thường, số lượng phân són ra ít và chỉ hơi làm vấy bẩn quần lót. Trong hầu hết các trường hợp, tiêu