Loạn dưỡng móng

“Loạn dưỡng móng” dùng để chỉ chung nhóm bệnh có những bất thường trên bề mặt phiến móng hoặc bị hư móng. Các rối loạn về móng là tình trạng thường gặp, được nhiều người quan tâm. Việc chẩn đoán và trị liệu nhóm bệnh này rất hóc búa, thường gây nản


dưỡng móng

Bệnh móng, không phải chuyện đùa!

“Loạn dưỡng móng” dùng để chỉ chung nhóm bệnh có những bất thường trên bề mặt phiến móng hoặc bị hư móng. Các rối loạn về móng là tình trạng thường gặp, được nhiều người quan tâm. Việc chẩn đoán và trị liệu nhóm bệnh này rất hóc búa, thường gây nản lòng bệnh nhân, và cả thầy thuốc nữa. Vì, có rất nhiều nguyên nhân liên quan, việc tìm và giải quyết chúng không dễ dàng, mặt khác, các thuốc uống và thoa rất khó ngấm hết được vào tổ chức sừng cứng của móng.
Ngoài những bất thường về màu sắc - có màu xanh, màu vàng, màu nâu đen, màu trắng, móng có thể bất thường về hình dáng -móng hình cái muỗng, móng quặp như mỏ diều hâu... bất thường trên bề mặt của phiến móng như móng vợn sóng, móng có những chỗ lõm lỗ chỗ, móng dày, móng mỏng; bất thường về cách phát triển (móng chọc thịt), hoặc tình trạng hư móng như, xước móng, tách móng (ly móng), hoặc cũng có những trường hợp bị rụng  móng...

Ly móng

Những triệu chứng của sự ly móng đó là, móng bị tách dần từ bờ tự do ra khỏi thịt, lúc đầu một móng, sau đó là nhiều móng. Dưới lớp móng bị vểnh, có thể có những chất sừng vụn đội bờ tự do lên.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự ly móng như: do nội sinh, ngoại lai, di truyền, tình trạng kích thích, chấn thương da quanh móng và đầu ngón tay... hoặc không rõ nguyên nhân hoặc nhiều nguyên nhân gộp lại. Các nguyên nhân nội sinh thì khá nhiều, có thể kể như các bệnh hệ thống, thiếu máu thiếu sắt, dãn phế quản, tiểu đường, cường giáp, suy giáp, porphyrie da muộn, các bệnh ác tính..., hoặc các bệnh da như vảy nến, lichen phẳng, viêm da thể tạng, pemphigus, bất thường bẩm sinh của móng...
Nguyên nhân ngoại lai gây ly móng như: các yếu tố cơ học (liên quan đến những nghề nghiệp tạo chấn thương mạnh, hoặc chấn thương nhẹ nhưng lặp đi, lặp lại); yếu tố hóa học như, tiếp xúc các mỹ phẩm dành cho móng, nước, các hóa  chất làm hư móng, chất độc cho móng; hoặc yếu tố sinh học như, nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn (như Pseudomonas), hoặc nhiễm siêu vi (như herpes).
Một số thuốc cũng gây ly móng thông qua cơ chế có liên quan ánh sáng (tetracyclin và dẫn xuất, doxycyclin, psoralen, thuốc ngừa thai...), hoặc không liên quan cơ chế này như captoril, bleomycin, 5-fluorouracil, retinoid, hydroxylamine...
Muốn chữa khỏi các bất thường về móng phải trị liệu nguyên nhân trước, móng sẽ ra lại dần dần... Để thấy được sự cải thiện của bệnh, cần một thời gian dài: thời gian cho giải quyết bệnh căn nguyên cộng với thời gian cho sự tiến triển và hồi phục của móng. Ví dụ: trong trường hợp hư móng do nấm, sau khi kết thúc liệu trình điều trị nấm, phải chờ đợi ít nhất 6-9 tháng cho móng tay và
9-12 tháng cho móng chân thì mới thấy móng phát triển bình thường trở lại.

(Giảng viên ĐH Y-Dược, TP.HCM)

Võ Thị Bạch Sương (Giảng viên ĐH Y-Dược, TP.HCM)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Cường giáp hay còn gọi là cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp. Đây là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ
  • 28-05-2018
    U nguyên bào thần kinh, hay còn gọi là bướu nguyên bào thần kinh, là những khối u của các tế bào thần kinh đặc biệt gọi là neuron giao cảm hậu hạch. Những tế bào này tăng trưởng ở tuỷ thượng thận (phần trung tâm của tuyến thượng thận). Chúng cũng tăng
  • 28-05-2018
    Nhược thị là một bệnh gây giảm khả năng nhìn của bệnh nhân, có nguyên nhân là sự phát triển thị lực không bình thường trong giai đoạn sớm. Việc mỏi mắt thường biểu hiện ra cả bên ngoài và bên trong.
  • 28-05-2018
    Sa trực tràng là bệnh được gây nên bởi trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn. Đoạn ruột chui ra ngoài bao gồm tất cả các lớp của thành trực tràng hay chỉ có niêm mạc trực tràng, cả trực tràng và hậu môn hay chỉ có trực tràng hoặc chỉ
  • 13-04-2024
    Khi chúng ta ăn, thức ăn xuống thực quản, và dạ dày. Tế bào trên thành dạ dày tiết ra acid và những hóa chất khác giúp tiêu hóa thức ăn. Tế bào dạ dày cũng tạo nên lớp chất nhầy dày nhằm bảo vệ chúng khỏi sự phá hủy gây ra bởi acid. Những tế bào trên
  • 28-05-2018
    Đau cách hồi hay còn gọi là đau cách hồi ở chân hoặc đau từng cơn. Đây là cơn đau được mô tả với cảm giác co rút, thắt chặt, đau nhức, rất khó chịu, xảy ra sau khi người bệnh hoạt động hay đi lại. Đau cách hồi thường là một triệu chứng của bệnh động