Liệt dạ dày

Đau khớp gối là tình trạng liên quan đến cơn đau xảy ra ở trong và xung quanh khớp gối. Đau khớp gối có thể gây ra bởi những vấn đề ở chính khớp gối hoặc ảnh hưởng từ mô mềm, dây chằng, gân, túi hoạt dịch bao quanh đầu gối.

Định nghĩa Bệnh Liệt dạ dày

Bệnh Liệt dạ dày

Liệt dạ dày là bệnh gì?
Liệt dạ dày là tình trạng các cơ co thắt của dạ dày hoạt động không bình thường làm cản trở khả năng tiêu hóa thức ăn. Khị bị bệnh này, dạ dày của bạn sẽ không co bóp, nghiền nát thức ăn hoặc chuyển thực phẩm xuống ruột non một cách bình thường. Thức ăn có thể đông cứng lại thành khối rắn có thể gây buồn nôn, ói mửa và làm tắc nghẽn dạ dày.
Những ai thường mắc bệnh liệt dạ dày?
Phụ nữ trẻ và trung niên thường bị liệt dạ dày vô căn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Triệu chứng và dấu hiệu Bệnh Liệt dạ dày

Bệnh Liệt dạ dày

Những dấu hiệu và triệu chứng của liệt dạ dày là gì?
Bạn sẽ gặp những triệu chứng phổ biến sau nếu bạn bị liệt dạ dày:
Trướng bụng hoặc cảm thấy đầy hơi;
Đau bụng;
Hạ đường huyết hoặc nồng độ đường huyết thất thường;
Buồn nôn;
Cảm thấy no sau khi chỉ ăn một vài miếng và chán ăn;
Sụt cân vì không có đủ chất dinh dưỡng.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trên kéo dài hoặc không thuyên giảm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân Bệnh Liệt dạ dày

Bệnh Liệt dạ dày

Nguyên nhân gây ra liệt dạ dày là gì?
Nguyên nhân gây ra liệt dạ dày hiện nay vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng liệt dạ dày xảy ra do các dây thần kinh điều khiển dạ dày bị trục trặc. Các dây thần kinh này bị hư có thể là do bạn bị tiểu đường hoặc đã thực hiện các cuộc phẫu thuật liên quan đến dạ dày.
Ngoài ra, sử dụng các loại thuốc ngủ, thuốc ức chế canxi, thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc hóa trị liệu cũng như bị các căn bệnh về nội tiết, miễn dịch… cũng có thể là một trong các nguyên nhân gây ra liệt dạ dày.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Liệt dạ dày

Bệnh Liệt dạ dày

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc liệt dạ dày?
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc liệt dạ dày là:
Bệnh tiểu đường;
Phẫu thuật ổ bụng hoặc thực quản;
Nhiễm khuẩn (thường là do virus);
Một số loại thuốc làm chậm tốc độ tiêu hóa như thuốc ngủ;
Một số phương pháp điều trị ung thư như xạ trị hoặc hóa trị;
Mắc các bệnh về mô liên kết;
Bệnh hệ thần kinh, chẳng hạn như Parkinson hay đa xơ cứng;
Suy giáp.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị Bệnh Liệt dạ dày

Bệnh Liệt dạ dày

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị liệt dạ dày?
Những người đang bị tiểu đường nên kiểm soát lượng đường của mình để giảm các triệu chứng mà liệt dạ dày gây ra. Bạn cần chia nhỏ các bữa ăn và tránh ăn những thức ăn quá cứng, có quá nhiều chất xơ hoặc chất béo để việc tiêu hóa được tốt hơn. Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc kích thích cơ bụng như metoclopramid (REGLAN) và erythromycin (Eryc, EES).
Nếu bạn bị buồn nôn hoặc ói mửa, bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc chống nôn như prochlorperazine (Compro), thiethylperazine và diphenhydramine (Benadryl, Unisom). Nếu người bị liệt dạ dày không thể dung nạp được bất kỳ loại thực phẩm hay thức uống nào, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đặt ống dẫn thức ăn đến ruột non.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán liệt dạ dày?
Để chẩn đoán, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp:
Chụp cản quang barium đường tiêu hóa trên và đo lường xem lượng barium đi qua dạ dày ra sao.
Dùng đèn nội soi đường tiêu hóa trên, phương pháp này để xem lớp niêm mạc dạ dày có gì bất thường hay không.
Kiểm tra hơi thở.
Chụp CT.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Liệt dạ dày

Bệnh Liệt dạ dày

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của liệt dạ dày?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến liệt dạ dày:
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Kiểm soát mức độ đường huyết. Bạn có thể cần phải thay đổi một số các loại thuốc tiểu đường hoặc các loại insulin.
Tránh chất xơ và các loại thực phẩm béo. Các loại thực phẩm giàu chất béo bao gồm mỡ thực vật, bánh quy giòn, bánh kẹo, bánh quy, bánh snack, chiên và các loại thực phẩm chế biến, bơ và sữa nguyên kem. Các loại thực phẩm này sẽ làm cho tình trạng tiêu hóa của bạn trầm trọng thêm.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh bụi phổi amiăng là tình trạng xơ phổi do hít phải bụi amiăng. Amiăng là tên của một nhóm sợi tự nhiên từng được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp vì nó có khả năng chịu nóng tốt và có thể dùng để cách nhiệt. Khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu
  • 28-05-2018
    Động kinh cục bộ xuất hiện do các tín hiệu điện bất thường tại một vị trí trong não. Loại động kinh này thường xuất hiện ở tay hoặc chân và sau đến di chuyển lên các vùng khác trên cùng một bên cơ thể. Những cơn động kinh này thường không kéo dài.
  • 28-05-2018
    Bệnh lỵ trực trùng là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do vi khuẩn Shigella gây nên, với biểu hiện lâm sàng đa dạng: 25% có hội chứng lỵ rõ, 25% nhiễm khuẩn không triệu chứng. Đa số trường hợp chỉ có tiêu chảy nhẹ. Một số ít có diễn tiến mạn tính.
  • 28-05-2018
    Biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome - DSS) do Dengue vi-rút (chi Flavivi-rút, họ Flaviviridae) gây ra. vi-rút này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng vi-rút
  • 28-05-2018
    Viêm thanh khí phế quản cấp (hay còn được gọi là bệnh Croup) là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, ảnh hưởng chủ yếu ở trẻ em. Bệnh có thể gây tắc nghẽn hô hấp, khiến trẻ ho dữ dội. Khi mắc bệnh, thanh quản và khí quản sẽ bị kích ứng và sưng lên. Viêm
  • 12-07-2022

    Ung thư tuyến giáp (thyroid cancer) là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp phát triển chậm, tiên lượng tốt nên bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao - nếu được phát hiện sớm.