Đột tử ở trẻ sơ sinh

Đột tử ở trẻ em (Sudant infant death syndrome – SIDS) là tình trạng trẻ khỏe mạnh chết đột ngột trong lúc ngủ mà không có nguyên nhân. Tình trạng này thường xảy ra vào mùa đông. Đột tử ở trẻ sơ sinh không thể dự đoán trước hoặc ngăn ngừa được.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là gì?

Đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudant infant death syndrome – SIDS) là tình trạng trẻ khỏe mạnh chết đột ngột trong lúc ngủ mà không có nguyên nhân. Tình trạng này thường xảy ra vào mùa đông. Đột tử ở trẻ sơ sinh không thể dự đoán trước hoặc ngăn ngừa được. Hầu hết các ca tử vong xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Bé trai bị đột tử nhiều hơn bé gái.

Bệnh Đột tử ở trẻ sơ sinh
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng và dấu hiệu của đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị đột tử không có triệu chứng kèm theo hoặc dấu hiệu cảnh báo nào. Trẻ không bị đau, không khóc hoặc có bất kỳ khó chịu gì trước đột tử. Tuy nhiên, trẻ có thể có vấn đề về hô hấp hoặc dạ dày, nhưng không nghiêm trọng trong vài tuần trước đó.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc có bất kỳ vấn đề nào về hô hấp, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ Nhi khoa trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ.

Nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ bị đột tử khi ngủ vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết về tình trạng đột tử là do bé có những bất thường về não khiến việc hô hấp cũng như khả năng tỉnh giấc bị rối loạn. Ngoài ra, sinh non hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cũng có thể gây ra đột tử ở trẻ.

Yếu tố nguy cơ gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ ngủ nằm sấp, đặc biệt đối với trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc được quấn quá nhiều chăn.
  • Những trẻ sinh non, thiếu kí và những trẻ được sinh đôi, sinh ba có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn.
  • Người mẹ còn trong độ tuổi vị thành niên (nhỏ hơn 20 tuổi), hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng ma túy trong khi mang thai.

Chẩn đoán đột tử ở trẻ sơ sinh

Không có xét nghiệm nào có thể kết luận chính xác trẻ có thể bị đột tử hay không. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Phòng ngừa đột tử ở trẻ sơ sinh

Việc loại trừ hoặc ngăn ngừa các yếu tố rủi ro có thể tránh cho trẻ bị đột tử. Bạn cùng người thân và người chăm sóc trẻ cần có kiến thức về khả năng đột tử của trẻ và có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Các biện pháp bao gồm:

  • Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, không để trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Đừng ngại khi lật bé lại tư thế này nếu như bé thức giấc.
  • Giường ngủ của bé không được quá mềm khiến bé lún xuống, bạn cũng không nên để thêm bất kỳ đồ vật nào xung quanh bé tránh làm ngộp bé.
  • Tránh sử dụng chăn có nhiều lông hoặc quá lớn cho trẻ, không để trẻ trong phòng quá nóng.
  • Sử dụng nệm không quá mềm và ít bị trũng xuống khi trẻ nằm.
  • Đối với trẻ 6 tháng tuổi, trẻ nên ngủ trong nôi, đặt chung trong phòng với bố mẹ thay vì nằm chung giường.
  • Nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất sáu tháng, sữa mẹ cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc phải đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Môi trường không có khói thuốc là rất quan trọng trong quá trình mang thai và đối với trẻ em trong những năm đầu đời.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 05-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tiêu cơ vân, hay còn gọi là ly giải cơ vân, là tình trạng xảy ra khi cơ bị tổn thương. Sự tổn thương này sẽ giải phóng sắc tố myoglobin từ cơ vào trong máu. Bình thường thận lọc được các sắc tố này ra khỏi máu, tuy nhiên khi có quá nhiều lượng sắc tố
  • 28-05-2018
    Cholesterol là một chất béo quan trọng, được dùng vào việc bảo vệ các dây thần kinh, tạo nên màng tế bào và là nguyên liệu để sản xuất nhiều hormone trong cơ thể. Gan tạo ra phần lớn cholesterol mà cơ thể cần. Cơ thể cũng lấy cholesterol trực tiếp từ
  • 28-05-2018
    Bệnh bụi phổi bông là tình trạng bệnh lý của đường hô hấp với biểu hiện khó thở cấp tính, kèm theo ho, tức ngực vào một hoặc nhiều ngày trong tuần làm việc, lâu dần dẫn đến hội chứng tắc nghẽn do hít thở bụi bông, gai, lanh, đay. Ở giai đoạn sớm của
  • 28-05-2018
    Giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim, nơi mà tế bào máu có thể lấy oxy.
  • 28-05-2018
    Tim chúng ta gồm 4 ngăn. 2 ngăn trên gọi là tâm nhĩ trái và nhĩ phải. 2 ngăn dưới gọi là tâm thất trái và tâm thất phải. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có các van tim. Van hai lá gồm có hai lá van nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Bình thường, khi tâm
  • 28-05-2018
    1. Đại cương Viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn là tình trạng viêm nội tâm mạc có loét và sùi, thường xảy ra (nhưng không phải bắt buộc) trên một nội tâm mạc đã có tổn thương bẩm sinh hoặc mắc phải từ trước. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm,