Đau khi quan hệ tình dục

Đau khi giao hợp là hiện tượng thường thấy – khoảng 3 trong 4 phụ nữ bị đau khi giao hợp trong suốt quãng đời của họ. Với vài người, sự đau đớn chỉ là nhất thời nhưng những người khác thì lại là vấn đề dai dẳng.
đau khi quan hệ tình dục
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Đau khi giao hợp là hiện tượng thường thấy – khoảng 3 trong 4 phụ nữ bị đau khi giao hợp trong suốt quãng đời của họ. Với vài người, sự đau đớn chỉ là nhất thời nhưng những người khác thì lại là vấn đề dai dẳng.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn thường bị đau hoặc rất đau khi quan hệ thì bạn nên đi khám. Việc phát hiện ra các căn bệnh phụ khoa gây ra cơn đau rất quan trọng. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân gây ra vấn đề về đáp ứng tình dục của bạn.

Nguyên nhân gây đau khi quan hệ

Đau khi quan hệ có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung. Đau khi quan hệ cũng có thể do các vấn đề khác về đáp ứng tình dục như sự thiếu ham muốn (cảm giác không muốn quan hệ) hoặc thiếu sự kích thích (thay đổi tâm sinh lý dẫn đến cơ thể không có ham muốn tình dục).
Bạn có thể thấy đau ở vùng âm hộ, khu vực xung quanh đường vào âm đạo (gọi là tiền đình âm đạo) hoặc bên trong âm đạo. Tầng sinh môn là nơi thường bị đau sau khi quan hệ. Bạn cũng có thể thấy đau ở vùng lưng dưới, đau vùng chậu, tử cung, hoặc bàng quang.

Nguyên nhân gây ra vấn đề về đáp ứng tình dục

Những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
  • Tâm trạng: Cảm xúc sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ, bối rối, lúng túng về quan hệ tình dục khiến bạn không thể thoải mái. Khi không thoải mái và tỉnh táo thì có thể sẽ bị đau. Áp lực và mệt mỏi cũng làm ảnh hưởng tới ham muốn tình dục.
  • Các vấn đề trong mối quan hệ: Những vấn đề trong mối quan hệ với bạn tình cũng làm ảnh hưởng tới đáp ứng tình dục của bạn. Vấn đề thường gặp đó là bất đồng với bạn tình trong mức độ ham muốn quan hệ tình dục.
  • Dược phẩm – Nhiều dược phẩm có thể làm giảm ham muốn tình dục, bao gồm cả thuốc tránh thai. Nhiều thuốc giảm đau cũng làm giảm ham muốn tình dục.
  • Các liệu pháp y khoa và phẫu thuật – Một vài điều trị y khoa và phẫu thuật làm giảm đáp ứng tình dục, ví dụ như thấp khớp, tiểu đường, ung thư và bệnh tuyến tiền liệt. Một số phụ nữ đã trải qua phẫu thuật cảm thấy thay đổi về hình thể, do vậy ham muốn tình dục cũng giảm theo.
  • Bạn tình – Nếu bạn tình của bạn có vấn đề về tình dục thì sẽ khiến bạn lo lắng về quan hệ tình dục. Nếu bạn tình của bạn dùng thuốc làm cương dương thì sẽ có cảm giác cực khoái dài hơn, do vậy giao hợp sẽ lâu và đau hơn.

Những bệnh phụ khoa nào có thể gây đau khi giao hợp?

Đau khi giao hợp có thể là dấu hiệu cho thấy các căn bệnh phụ khoa. Một số bệnh có thể dẫn tới các bệnh khác nếu không được điều trị:
  • Các bệnh lý về da - Một số bệnh lý về da gây ra loét hoặc phồng rộp âm hộ. Viêm da do tiếp xúc là loại bệnh viêm da thường gặp nhất gây ảnh hưởng tới âm hộ của phụ nữ. Viêm da này là phản ứng với các chất tẩy rửa như xà phòng thơm, chất rửa âm đạo hoặc chất bôi trơn. Bệnh có thể gây ngứa, rát và đau. Điều trị bệnh lý da phụ thuộc vào từng loại bệnh.
  • Đau âm hộ - Đây là loại bệnh ảnh hưởng đến âm hộ. Hiện tượng đau xảy ra tại tiền đình (vùng quanh lỗ vào của âm đạo) và còn được gọi là hội chứng tiền đình âm hộ (VVS). Có rất nhiều biện pháp điều trị đau âm hộ, trong đó có cả tự điều trị. Có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật tùy trường hợp .
  • Thay đổi hormon - Trong suốt thời khi tiền mãn kinh và mãn kinh, sự giảm hormon nữ estrogen dẫn đến tình trạng khô âm đạo. Liệu pháp điều trị bằng hormon là một điều trị cần thiết. Ngoài ra, có thể sử dụng chất bôi trơn hoặc chất làm ẩm âm đạo trong khi giao hợp.
  • Viêm âm đạo - Viêm âm đạo hay nhiễm trùng âm đạo do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Các triệu chứng như dịch nhầy âm đạo nhiều, ngứa, rát hoặc đau vùng âm đạo và âm hộ. Viêm âm đạo có thể được điều trị bằng thuốc.
  • Co thắt âm đạo - Co thắt âm đạo là hiện tượng co rút (thắt chặt) cơ tại cửa âm đạo. Co thắt âm đạo có thể gây đau khi bạn cố gắng giao hợp. Co thắt âm đạo có thể điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau.
  • Sinh con - Phụ nữ bị rạch hoặc cắt tầng sinh môn khi sinh sẽ bị đau khi giao hợp trong một vài tháng. Có thể điều trị bằng các liệu pháp sinh lý, thuốc hoặc phẫu thuật.
  • Các nguyên nhân khác - Bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung và dải sợi dính sẽ gây đau khi giao hợp.

Tôi có thể mong đợi gì khi đi khám về vấn đề đau khi giao hợp?

Khai thác tiền sử bệnh lý, tình trạng quan hệ tình dục, các dấu hiệu và triệu chứng, cũng như kết quả từ các lần kiểm tra sức khỏe là những yếu tố quan trọng để xác định nguyên nhân gây đau khi quan hệ của bạn. Khám vùng chậu hoặc siêu âm vùng chậu giúp tìm các nguyên nhân gây đau. Đôi khi, để kiểm tra kĩ hơn, nội soi ổ bụng có thể được tiến hành.
Có thể bạn sẽ được hỏi về loại thuốc đang dùng, về bệnh đang điều trị và về các sự kiện quá khứ làm ảnh hưởng tới cảm giác của bạn khi quan hệ tình dục, ví dụ như lạm dụng tình dục. Những chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác như bác sĩ vật lý trị liệu, bác sĩ da liễu (chuyên gia về các bệnh ngoài da) có thể được yêu cầu để làm rõ thêm chẩn đoán và điều trị bổ sung.

Phụ nữ có thể tự làm gì để giảm đau khi quan hệ?

Nếu bạn bị đau khi quan hệ thì hãy đi khám. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp giúp bạn tự giảm đau khi quan hệ, đó là:
  • Sử dụng chất bôi trơn: Chất bôi trơn dạng hòa tan là một lựa chọn sáng suốt khi âm hộ của bạn nhạy cảm và dễ kích ứng. Chất bôi trơn dạng silicon có tác dụng kéo dài hơn và trơn hơn dụng dịch bôi trơn dạng nước. Không sử dụng các loại dầu gốc xăng, dầu trẻ em hoặc dầu khoáng được tẩm trên bao cao su bởi những chất này có thể làm tan latex và gây rách bao cao su.
  • Điều chỉnh thời gian quan hệ tình dục: Không nên quan hệ khi bạn hoặc bạn tình căng thẳng hoặc mệt mỏi.
  • Nói chuyện với bạn tình: Hãy tâm sự với bạn tình khi nào bạn bị đau và đau ở đâu khi quan hệ cũng như các hành động nào khiến bạn thấy dễ chịu.
  • Thử những hành vi tình dục không gây đau: Ví dụ, nếu giao hợp mà đau thì bạn và bạn tình sẽ có xu hướng chỉ muốn quan hệ bằng miệng hoặc thủ dâm.
  • Thử các hành vi phi tình dục, nhưng tăng cảm giác như là mát-xa.
  • Thực hiện bước giảm đau trước khi quan hệ: đi vệ sinh, tắm nước ấm, hoặc uống thuốc giảm đau trước khi quan hệ.
  • Để giảm rát khi sau khi giao hợp, dùng viên đá hoặc gel đóng băng bọc trong một chiếc khăn nhỏ và chườm vào âm đạo.
Các thuật ngữ
  • Dải sợi dính: Dạng mô sẹo gắn kết bề mặt các mô với nhau.
  • U nang: Một nang túi chứa đầu dịch hoặc chất khác.
  • Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, thường là trên buồng trứng, ống dẫn trứng và các cấu trúc vùng chậu khác.
  • Cắt tầng sinh môn: Một vết rạch được thực hiện ở vùng tần sinh môn (vùng giữa âm đạo và hậu môn) nhằm mở rộng cửa âm đạo để thực hiện cuộc đẻ.
  • Estrogen: Hormon nữ được sản xuất trong buồng trứng.
  • Phẫu thuật nội soi: Một quá trình phẫu thuật trong đó ống nội soi, một dụng cụ mảnh và có thể truyền tải ánh sáng, được sử dụng để xem các cơ quan vùng chậu hoặc thực hiện phẫu thuật.
  • Thủ dâm: Sự tự kích thích bộ phận sinh dục, thường để dẫn đến cực khoái.
  • Thời kỳ mãn kinh: Thời gian trong cuộc sống của một người phụ nữ khi buồng trứng đã ngừng hoạt động; được định nghĩa là sự vắng mặt của chu kỳ kinh nguyệt trong vòng 1 năm.
  • Khám vùng chậu: Một tiến trình khám bằng tay để đánh giá cơ quan sinh sản của phụ nữ.
  • Bệnh viêm vùng chậu: Sự nhiễm trùng của tử cung, ống dẫn trứng và các cấu trúc vùng chậu gần đó.
  • Tiền mãn kinh: Thời gian quanh mãn kinh thường kéo dài từ 45 tuổi đến 55 tuổi.
  • Tầng sinh môn: Khu vực giữa âm đạo và hậu môn.
  • Siêu âm: Một xét nghiệm trong đó các sóng âm thanh được sử dụng để kiểm tra cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Âm đạo: Một cấu trúc giống như ống được bao quanh bởi các cơ từ của tử cung với vùng bên ngoài cơ thể.
  • Tiền đình của âm đạo: Là khoảng nằm giữa hai môi bé, trong đó có lỗ vào của âm đạo và lỗ niệu đạo.
  • Âm hộ: phần bên ngoài bộ phận sinh dục nữ.
 

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Bệnh xơ xứng củ là tình trạng các khối u nhỏ phát triển ở nhiều bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như da, thận, não, tim, mắt, và phổi. Các khối u này không ác tính (không phải ung thư) nhưng có thể gây ra các vấn đề khác. Hội chứng rối loạn này xuất hiện

  • 18-09-2018

    Đứt gân gót chân là chấn thương phổ biến của phần gân nối cơ bắp chân với gót chân. Do gân gót chân là gân rất lớn và chắc, đứt gân gót chân khiến bạn đau đớn, thậm chí không đi lại nổi. Khi bị đứt gân gót chân, người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt ở sau

  • 28-05-2018
    Bệnh herpes sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh herpes sinh dục thường được nhận biết gây ra vết loét hoặc những vùng phồng rộp rất đau. Những vết loét này có thể xuất hiện ở xung quanh khu vực miệng, vùng sinh dục hoặc hậu
  • 28-05-2018
    Pemphigus là một thuật ngữ Latinh để chỉ chung các bệnh da mà triệu chứng chính là bọng nước. Các nghiên cứu cho phép khẳng định nhóm bệnh Pemphigus là bệnh da bọng nước tự miễn. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới. Tỷ lệ này thay đổi từ 0,5-4/100.000
  • 28-05-2018
    Có hai loại đột quỵ do xuất huyết là xuất huyết não và xuất huyết dưới màng nhện . Trong hai loại này xuất huyết não là loại đột quỵ do xuất huyết thường gặp hơn.
  • 18-04-2022

    Bệnh đảo gốc động mạch (transposition of the great arteries) là một bệnh tim bẩm sinh, nếu không phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến bé.