Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP)

Ban xuất huyết Henoch-Schonlei (HSP) là rối loạn tự miễn dịch gây viêm và chảy máu trong các mạch máu nhỏ ở da, khớp, ruột và thận của bạn.nTình trạng này được gọi là viêm mạch máu, có thể làm các mạch máu của các cơ quan bị rò rỉ và sẽ dẫn đến một số

Ban xuất huyết Henoch-Schonlei là gì?

Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP)
Nguồn: Bệnh viện Da liễu Trung ương

Ban xuất huyết Henoch-Schonlei (HSP) là rối loạn tự miễn dịch gây viêm và chảy máu trong các mạch máu nhỏ ở da, khớp, ruột và thận của bạn.
Tình trạng này được gọi là viêm mạch máu, có thể làm các mạch máu của các cơ quan bị rò rỉ và sẽ dẫn đến một số triệu chứng nghiêm trọng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của ban xuất huyết Henoch-Schonlei là gì?

  • Phát ban (ban xuất huyết). Điểm đối xứng màu đỏ-tím, thường được tìm thấy trên lưng, mông, chi trên, và đùi trên ở trẻ nhỏ hoặc trên mắt cá chân và cẳng chân ở trẻ và người lớn. Đây là dấu hiệu điển hình nhất của ban xuất huyết Henoch-Schonlei (HSP);
  • Sưng và đau khớp (viêm khớp). Những người có HSP thường bị viêm khớp, liên quan đến đau và sưng – chủ yếu ở đầu gối và mắt cá chân. Đau khớp đôi khi đi trước phát ban bình thường một hoặc hai ngày, nhưng chúng sẽ mất đi và không gây ra bất kỳ vấn đề mãn tính nào;
  • Các triệu chứng về tiêu hóa. Đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc phân có máu có thể xảy ra trước khi phát ban xuất hiện;
  • Thận. Một lượng nhỏ máu và protein có thể được tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị ảnh hưởng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp, ban xuất huyết Henoch-Schonlei (HSP) gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho ruột hoặc thận. Bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn hoặc con bạn xuất hiện phát ban đặc biệt kết hợp với ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP).;

Nguyên nhân nào gây ra ban xuất huyết Henoch-Schonlein?

Trong ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP), một số mạch máu nhỏ của cơ thể sẽ bị viêm và có thể gây chảy máu ở da, khớp, bụng và thận. Những dấu hiệu ban đầu của viêm mạch máu thường không rõ ràng, mặc dù hệ thống miễn dịch bất thường – nơi hệ miễn dịch tấn công các tế bào và cơ quan của cơ thể – cũng gây ra những dấu hiệu tương tự.
Gần 30-50% các trường hợp bị HSP phát bệnh sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh khoảng 10 ngày. Nhiễm trùng có thể bao gồm thủy đậu, viêm họng, bệnh sởi và viêm gan. Các tác nhân khác có thể có bao gồm một số thuốc, thực phẩm, côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với thời tiết lạnh.

Nguy cơ mắc ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP)

Những ai thường mắc phải bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlei?

Ban xuất huyết Henoch-Schonlei (HSP) có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 2 đến 11 tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein?

Có rất nhiều yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP), chẳng hạn như:
  • Tuổi tác. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và thanh thiếu niên, đa số là ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi;
  • Giới tính. Ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP) phổ biến hơn ở các bé trai hơn bé gái;
  • Chủng tộc. Trẻ em da trắng và châu Á có nhiều khả năng mắc bệnh hơn trẻ em da đen;
  • Mùa trong năm. Ban xuất huyết Henoch-Schonlei (HSP) xuất hiện chủ yếu vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân, nhưng hiếm khi vào mùa hè.;

Điều trị ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Mặc dù không có xét nghiệm nào có thể một mình xác nhận được ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP), nhưng một số xét nghiệm có thể giúp loại trừ các bệnh khác. Chúng có thể bao gồm:
  • Xét nghiệm máu. Những người mắc bệnh ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP) thường có nồng độ kháng thể bất thường;
  • Xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ tiến hành xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận.
  • Sinh thiết
  • Trong trường hợp các triệu chứng không rõ ràng, bác sĩ cần phải lấy mẫu sinh thiết da hoặc thận.
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Bác sĩ có thể khuyên bạn nên đi siêu âm để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau bụng và để kiểm tra các biến chứng có thể, chẳng hạn như tắc ruột.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ban xuất huyết Henoch-Schonlein

  • Thuốc
  • Việc sử dụng corticosteroid mạnh, chẳng hạn như prednisone, để điều trị triệu chứng tiêu hóa hoặc bệnh thận vẫn còn gây tranh cãi vì chúng có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng và không có hiệu quả rõ ràng.
  • Bạn có thể sử dụng thuốc kháng viêm (NSAID) để giảm đau và giảm sưng khớp.
  • Thuốc giảm đau cũng có thể giúp kiểm soát cơn đau. Bác sĩ cũng có thể cho bạn dùng thêm kháng sinh nếu có nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật
  • Nếu phần ruột của bạn đã tắc hoặc vỡ, bạn cần phải phẫu thuật.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ban xuất huyết Henoch-Schonlein?

Trẻ em và người lớn bị ban xuất huyết Henoch-Schonlein (HSP) nhẹ nên nghỉ ngơi thoải mái trong khi bệnh diễn ra. Bạn nên nghỉ ngơi trên giường, uống nhiều nước và thuốc giảm đau.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Khí hư bất thường, hay còn được gọi là huyết trắng bệnh lý, là tình trạng xảy ra khi âm đạo tiết ra chất dịch có mùi bất thường. Chất dịch hay khí hư có thể có độ đặc bất thường dẫn đến gây ngứa hoặc đau dữ dội. Đây thường là dấu hiệu thông báo cơ thể
  • 05-07-2018
    Chấy rận, hay còn gọi là chí rận, là động vật ký sinh rất nhỏ, không cánh sống ký sinh bằng máu của bạn. Chấy rận dễ lây lan trên cơ thể hoặc quần áo và gây viêm da (đỏ, ngứa, sưng) gọi là bệnh chấy rận. Chấy rận được chia làm 3 loại bao gồm:
  • 28-05-2018
    Thoát vị đĩa đệm cổ liên quan đến đau phần cột sống cổ. Cột sống cổ được cấu tạo từ bảy xương (đốt sống) cách nhau bởi đĩa đệm dạng gối. Những đĩa này giúp giảm xóc cho đầu và cổ cũng như kết nối và làm tấm đệm cho xương, giúp đầu và cổ có thể
  • 17-10-2018

    Bong gân đầu gối xảy ra khi một hoặc nhiều dây chằng bị đột nhiên bị kéo giãn hoặc rách. Mức độ có thể là nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng. Bong gân đầu gối làm ảnh hưởng đến khớp đầu gối và các dây chằng.

  • 28-05-2018
    Chứng say độ cao, hay còn gọi là sợ độ cao, là tình trạng bất thường của cơ thể khi bạn di chuyển đến những nơi có độ cao lớn. Bệnh say núi cấp tính (AMS) là dạng phổ biến nhất của chứng say độ cao.
  • 24-08-2018

    Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục, da và niêm mạc, mà còn bao gồm nhiều bộ phận khác của cơ thể, kể cả não và tim. Mặc dù đã từng rất phổ biến, tỷ lệ mắc giang mai đã giảm đáng kể từ những năm 1940 tới năm 1970 nhờ việc tìm ra penicillin