Viêm nắp thanh quản ở trẻ em

Viêm nắp thanh quản là căn bệnh đường hô hấp không phổ biến nhưng lại gây nguy hiểm ở trẻ em. Vậy các bậc cha mẹ đã biết gì về căn bệnh này ?viem-nap-thanh-quan

Viêm nắp thanh quản là tình trạng nắp thanh quản bị viêm, thường xảy ra ở các bé từ 2-6 tuổi. Nắp thanh quản được cấu tạo từ sụn có hình lá cây và nằm ở đáy lưỡi, nó giúp ngăn chặn sự xâm nhập của thực phẩm và các dị vật vào khi quản. Các mô của nắp thanh quản có thể bị sưng viêm khi nhiễm khuẩn, làm chặn đường dẫn khí và gây khó thở.

Triệu chứng của viêm nắp thanh quản

  • Đau họng: Trong vòng vài giờ, họng của trẻ bị đau nhiều tới mức trẻ không thể nuốt hay ăn uống được gì.
  • Sốt cao: trên 38.3 độ C.
  • Chảy nước dãi: Tình trạng khó nuốt khiến cho trẻ bị chảy nước dãi dòng dòng.
  • Tiếng thở bất thường: Cổ họng trẻ phát ra tiếng thở rít mỗi lần hít thở. Tiếng thở này cũng giống với trường hợp bị viêm thanh khí phế quản nhưng không kèm ho.
  • Khó thở: Khi nắp thanh quản bị sưng lên, luồng không khí đi vào phổi sẽ bị chặn lại khiến trẻ cảm thấy khó thở.

Cha mẹ nên làm gì

Viêm nắp thanh quản là căn bệnh có diễn biến rất nhanh, do vậy các bậc phụ huynh không nên để quá muộn. Hãy gọi cấp cứu để đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ bị khó thở và cảm thấy khó chịu, mệt lả.
Hãy cố gắng giữ cho trẻ bình tĩnh nhất có thể. Nên cho trẻ ngồi thẳng lưng sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.
Đừng nên cố gắng kiểm tra cổ họng của trẻ và không nên cho trẻ nằm xuống. Nếu bác sỹ nghĩ rằng trẻ bị viêm nắp thanh quản, họ sẽ lập tức cho trẻ nhập viện để chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân gây viêm nắp thanh quản

Trước đây, viêm nắp thanh quản là căn bệnh rất nguy hiểm đối với các bé từ 2-6 tuổi, thường do vi khuẩn Heamophilus influenza type b (Hib) gây ra. Tuy nhiên, nhờ có sự xuất hiện của vaccin Hib vào năm 1988, căn bệnh này ngày một hiếm gặp hơn. Tại Việt Nam, trẻ em hiện nay đều được tiêm vaccin Hib trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ tháng thứ 2,3,4 và khoảng 15 - 18 tháng tuổi.
Một số ít trường hợp bị viêm nắp thanh quản xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm vaccin hay những trẻ có hệ miễn dịch suy yếu. Trẻ bị suy giảm miễn dịch cũng khá nhạy cảm với những vi khuẩn khác cũng là nguyên nhân gây viêm nắp thanh quản như tụ cầu hay phế cầu.
Tình trạng bỏng phần họng do đồ uống quá nóng, nuốt phải dị vật, chấn thương nắp thanh quản và nhiễm trùng do virus thủy đậu cũng là các nguyên nhân có thể gây viêm nắp thanh quản.

Chẩn đoán và điều trị

viem-nap-thanh-quan-o-tre-em

Nếu việc chẩn đoán chưa rõ ràng, bác sỹ có thể chỉ định chụp X quang cổ của trẻ để quan sát xem phần nắp thanh quản có bị sưng hay không. Trẻ cũng có thể cần xét nghiệm máu để tìm vi khuẩn.
Khi bác sỹ đã chẩn đoán chắc chắn trẻ bị viêm nắp thanh quản, mục tiêu quan trọng hàng đầu đó là giữ cho trẻ thở được bằng cách đặt một ống thở qua phần nắp thanh quản bị sưng vào trong đường dẫn khí. Trẻ sẽ được tiêm các kháng sinh chống nhiễm khuẩn, và có thể được sử dụng liệu pháp an thần cho tới khi các ống thở được gỡ bỏ - đó là khi bác sỹ cảm thấy nhiễm trùng đã được kiểm soát và tình trạng sưng viêm đã giảm nhẹ đủ để trẻ có thể thở được dễ dàng. Việc này thường kéo dài 2-3 ngày. Sau đó, trẻ vẫn cần phải ở lại bệnh viện cho đến khi tình trạng viêm và phù nề giảm hẳn.
Ngay cả khi trẻ đã xuất viện, trẻ cs thể vẫn phải tiếp tục dùng kháng sinh đường uống để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn.
Biện pháp phòng viêm nắp thanh quản
Viêm nắp thanh quản không phải là một bệnh lây, tuy nhiên đây là căn bệnh do vi khuẩn gây ra. Để bảo vệ bé nhà bạn, hãy cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin Hib, vaccin phòng thủy đậu và vaccin phòng phế cầu.
Ngay cả khi trẻ đã được chủng ngừa, nếu bạn nhận thấy trẻ đã tiếp xúc với một đối tượng khác mắc bệnh thì vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ để xem có cần lưu ý về điều gì nữa không.

(Nguồn: Viện y học ứng dụng Việt Nam - Theo Babycenter)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh xơ cứng rải rác (MS) là một bệnh do viêm xảy ra tại các thành phần của não và / hoặc tủy sống. Điều này có thể gây tổn thương cho các thành phần của não, tủy sống và dẫn đến các triệu chứng khác nhau (xem chi tiết bên dưới).
  • 28-05-2018
    Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) sống trong ruột người và động vật, hầu hết các giống của E.coli vô hại hoặc gây bệnh trong thời gian tương đối ngắn. Ví dụ như xảy ra trong khi khách du lịch đến các nước đang phát triển. Các chuyên gia y tế Anh cho
  • 28-05-2018
    Tiền sản giật – sản giật là hai thuật ngữ mô tả bệnh lý trong thai kỳ xảy ra bởi huyết áp tăng cao, nước tiểu có đạm và phù. Đây là một trong 5 tai biến sản khoa gây ra biến chứng tử vong mẹ và con với tỉ lệ cao. Chủ trương của ngành y tế là tích cực
  • 28-05-2018
    Bệnh giả gút thường xảy ra ở người lớn tuổi và phổ biến nhất là ảnh hưởng đến đầu gối. Các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng, bao gồm mắt cá chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vai.. Những đợt đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Còn được
  • 28-05-2018
    Bệnh giun xoắn là bệnh nhiễm một loại giun tròn sống ký sinh ở ruột của lợn và các động vật khác. Ngày nay, lợn không còn là nguồn lây nhiễm bệnh phổ biến như trước. Hiện nay thịt gấu mới là nguồn nhiễm bệnh phổ biến nhất.
  • 28-05-2018
    Đau lưng là vị trí đau hay gặp nhất, chỉ xếp sau đau đầu. Đau lưng có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng và tại bất cứ điểm nào trên cột sống. Vị trí đau phổ biến nhất ở thắt lưng cùng, vì đó là nơi hứng chịu phần lớn trọng lượng và áp lực. Chấn thương