Rối loạn mỡ máu

Kết nối Bác sĩ giỏi Chuyên khoa Tim mạch để được tư vấn điều trị, phòng ngừa Bệnh Rối loạn mỡ máu và các biến chứng. Gọi ngay Bác sĩ Wellcare để tư vấn 24/7

Thursday, 19/10/2017

Tìm hiểu chung

Ở nước ta, bệnh vữa xơ động mạch với các biểu hiện lâm sàng như suy mạch vành, đột tử, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não... trước đây ít gặp, nay đang có xu hướng tăng nhanh theo nhịp độ phát triển của xã hội. Nguyên nhân của bệnh xơ vữa động mạch chủ yếu là do các rối loạn lipid máu.Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerides (TGs) huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao (HDL-C), tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C) làm gia tăng quá trình vữa xơ động mạch.Nguyên nhân có thể tiên phát (do di truyền) hoặc thứ phát. Chẩn đoán bằng xét nghiệm cholesterol, triglycerides và các thành phần lipoprotein máu. Điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và dùng thuốc hạ lipid máu và lưu ý điều trị căn nguyên.\

Triệu chứng, biểu hiện của rối loạn mỡ máu

Máu nhiễm mỡ có thể bắt đầu từ khoảng 20 tuổi trở lên, diễn biến bệnh kéo dài, không có biểu hiện gì rõ rệt và thường chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu.Hầu hết bệnh nhân đến gặp bác sĩ thường là đã ở giai đoạn muộn, khi các chất béo dư thừa trong máu đã lắng thành xơ mạch máu, gây xơ vữa động mạch. Nếu không được điều trị kịp thời, lớp mỡ ngày càng dày lên và có thể làm tắc mạch máu, hậu quả là lượng máu không đủ để nuôi các cơ quan trong cơ thể.Mặc dù khó nhận biết nhưng những dấu hiệu sau có thể cho biết bạn đang bị bệnh máu nhiễm mỡ: Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, da, lương, ngực… to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa.Khi bệnh phát triển nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn, hồi hộp,…cơ thể béo phì, xét nghiệm máu các bác sĩ chỉ cho biết mỡ máu tăng hơn mức bình thường.

Nguyên nhân của rối loạn mỡ máu

Đối với người bình thường, chỉ số cholesterol ở mức < 5,2 mmol/l; triglycerid < 2,3 mmol/l. Nếu vượt quá từng giới hạn này sẽ dẫn đến rối loạn lipid máu, và vượt qua cả hai thì mắc phải chứng rối loạn lipid máu thể hỗn hợp.Ăn quá nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân chủ yếu gây tăng cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ, hầu hết các loại thức ăn rán, các loại bánh như bánh bích qui và ga tô...Thừa cân/béo phì, uống nhiều rượu và ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu. Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, đột quỵ do làm tăng lượng triglycerid trong máu và làm tăng huyết áp. Không nên uống quá 20-30g ethanol/ngày đối với nam giới và 10-20g ethanol/ngày với nữ giới. Uống rượu với lượng vừa phải (đặc biệt là rượu vang đỏ) có tác dụng bảo vệ tim do làm tăng lượng HDL-C và tác dụng chống ôxy hóa.Khoảng dưới 10% các trường hợp bị rối loạn lipid máu thứ phát do các nguyên nhân như: đái tháo đường; hội chứng thận hư; tăng urê máu; suy tuyến giáp; bệnh gan; nghiện rượu; uống thuốc tránh thai; một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ chính:

  • Hút thuốc lá.
  • Tăng huyết áp (≥ 149/90 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp).
  • HDL – C thấp (
  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh động mạch vành sớm (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi).
  • Tuổi (nam ≥ 45 tuổi, nữ ≥ 55 tuổi).

Chẩn đoán rối loạn mỡ máu

Để chẩn đoán rối loạn lipid máu chính xác và để hướng dẫn việc điều trị tốt, chúng ta cần trả lời những câu hỏi sau:\

Những đối tượng nào cần quan tâm đến rối loạn lipid máu?

Tốt nhất là mọi người đều được xét nghiệm lipid máu ở tuổi trước 30 tuổi. Tất cả những người này cần được xét nghiệm về lipid máu 5 năm/1 lần.Các đối tượng sau đây cần thiết phải được xét nghiệm lipid máu:\

  • Người có các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành: tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì, tuổi cao, tiền sử gia đình có người bị bệnh động mạch vành sớm.
  • Có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ rối loạn mỡ máu.
  • Có bệnh động mạch vành.

Chẩn đoán rối loạn lipid máu thông qua các xét nghiệm nào?

Như chúng ta đã biết, trong máu có nhiều loại mỡ, mỗi loại có một ảnh hưởng riêng đến hệ tim mạch. Lipoprotein có tỷ trọng thấp là loại mang nhiều cholesteol và là loại mỡ “xấu”, gây ra xơ vữa động mạch, có hại cho hệ tim mạch. Trong khi đó, lipoprotein có tỷ trọng cao, là loại đi góp nhặt các cholesterol dư thừa về gan, là loại mỡ 'tốt', chống lại xơ vữa động mạch, có lợi cho hệ tim mạch.Tổng cộng lượng cholesterol trong các lipoprotein được thể hiện trong chỉ số cholesterol toàn phần. Như vậy, nếu chỉ xét nghiệm cholesterol toàn phần thì chúng ta không thể biết được thành phần mỡ 'tốt' và thành phần mỡ 'xấu' như thế nào.Vì vậy, muốn chẩn đoán rối loạn lipid máu thì phải làm đủ các thành phần nêu trên của bộ mỡ máu, không nên chỉ cho xét nghiệm Cholesterol toàn phần mà thôi. Các xét nghiệm đó là: Cholesterol toàn phần (CT), lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), Triglyceride (TG).Tuy đã được chẩn đoán là có rối loạn lipid máu rồi nhưng cách giải quyết như thế nào phải tùy thuộc vào bác sĩ điều trị. Bác sĩ điều trị sẽ là người cho quyết định cuối cùng là có nên bắt đầu điều trị chưa, điều trị bằng cách thức nào và điều trị cho đến mức độ nào.\

Có cần phải đánh giá thêm các yếu tố nào để hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu?

Đánh giá nguy cơ tim mạch là bước đầu tiên trong xử trí rối loạn lipid máu. Thái độ và mức độ xử trí tùy thuộc nhiều vào tình trạng riêng lẻ của từng cá thể được đánh giá. Trong việc xác định này, cần thiết phải xác định là đã có bệnh động mạch vành hay chưa, có các yếu tố nguy cơ tương đương với bệnh động mạch vành (đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch cảnh có triệu chứng).\

Điều trị rối loạn mỡ máu

Điều trị nguyên nhânRối loạn lipid có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Đối với thể thứ phát, phải điều trị bệnh chính gây nên chứng đó (ví dụ bệnh đái tháo đường, cường giáp...) hoặc phải ngừng một số thuốc gây rối loạn lipid máu như hypothiazid, cyclosporin ...Mục tiêu điều trị chứng rối loạn lipid máu là đưa các thông số lipid về giới hạn bình thường hoặc gần bình thường.Việc chọn mục tiêu điều trị thích hợp phải dựa vào việc phát hiện và đánh giá tính chất của các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân như tiền sử có bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, tình trạng béo phì tuổi cao (trên 50 tuổi).Các biện pháp can thiệp chứng rối loạn lipid máu:

  • Trước hết phải điều chỉnh chế độ ăn trong 2-3 tháng. Không quá vội vã dùng ngay thuốc. Trong nhiều trường hợp, chỉ bằng chế độ ăn bệnh lý nhất là với các rối loạn ở mức độ nhẹ và vừa, kết hợp với giảm cân nếu béo thì các trị số cholesterol, triglycerid, LDL-C đều giảm rõ rệt.
  • Chỉ khi chế độ ăn không đủ hiệu lực, cholesterol vẫn > 5,8 mmol/l và/hoặc triglycerid > 2,3 mmol/l thì mới dùng thuốc. Trong khi dùng thuốc, vẫn phải duy trì chế độ ăn bệnh lý, 2 - 3 tháng/1 lần phải xét nghiệm lại các thông số.
  • Tăng cường hoạt động thể lực: thể dục hoặc thể thao vừa với sức của mình, với những người cao tuổi, nên tập đi bộ, phải tập ít nhất 45 phút/ngày, tập đều hàng ngày hoặc ít nhất 3 lần/tuần, nếu ngừng tập thì những kết quả tốt sẽ mất ngay.

Chế độ ăn

  • Giảm cân nếu thừa cân: bằng chế độ giảm năng lượng, tăng cường vận động thể lực. Giảm cân sẽ tham gia điều chỉnh có hiệu lực rối loạn lipid máu, làm giảm cholesterol và triglycerid máu.
  • Ăn giảm mỡ động vật vì có chứa nhiều acid béo no, các acid béo này làm tăng cholesterol máu.
  • Tăng dầu thực vật chứa nhiều acid béo không no, ăn cá có nhiều acid béo không no họ omega-3, các acid béo này làm giảm cholesterol máu.
  • Giảm các thức ăn chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật (bồ dục, óc, tim, lòng đỏ trứng, gan ...). Giảm các đồ ăn ngọt (bánh ngọt, sôcôla...).
  • Tăng rau, quả tươi, uống sữa đậu nành.
  • Hạn chế bia, rượu nhất là khi tăng triglycerid.

Thuốc

  • Có rất nhiều thuốc điều trị rối loạn lipid máu hiện nay, tuy nhiên, có 2 nhóm thuốc phổ biến nhất được áp dụng vào điều trị. Đó là các thuốc nhóm fibrat (như lipanthyl, lopid) và các thuốc nhóm statin (như zocor, lipitor, lescol, crestor...).
  • Các fibrat làm giảm dòng acid béo về gan làm giảm tổng hợp VLDL, làm tăng độ thanh thải VLDL, giảm hình thành LDL nhỏ và đặc dễ gây xơ vữa động mạch, giảm ôxy hoá LDL: kết quả là giảm cả triglycerid và cholesterol (giảm triglycerid nhiều hơn), giảm VLDL và LDL, tăng HDL.

Phòng ngừa rối loạn mỡ máu

Bệnh rối loạn mỡ máu có thể phòng ngừa được bằng cách có chế độ ăn uống, vận động hợp lý. Hạn chế các thức ăn có chứa chất béo và cholesterol, như bơ, thịt xông khói, mỡ động vật, dầu chiên nhiều lần, hải sản, lòng đỏ trứng (không ăn quá 3 quả/tuần và phải ăn cách ngày), phủ tạng động vật, da của các loại gia cầm...Giảm các thức ăn nhanh như bánh hamburger, bánh có nhân thịt băm, thịt rán, bánh ga-tô, kem, phomát. Tăng cường ăn rau quả, hạn chế uống rượu, bia, các loại nước ngọt có ga, thuốc lá.Nếu bị thừa cân, béo phì phải tăng cường tập thể dục, thực hiện chế độ giảm cân để phòng ngừa bệnh mạch vành. Tránh để tích tụ mỡ ở một số cơ quan trong cơ thể.Việc phòng ngừa và phát hiện sớm là rất quan trọng. Thông thường sau 25 tuổi nên đi kiểm tra rối loạn mỡ máu 1 năm/lần để có hướng điều chỉnh kịp thời. Công tác này hiện nay được thực hiện rất phổ biến và dễ dàng ở các bệnh viện bằng cách xét nghiệm máu. Trước khi đi xét nghiệm cần nhịn đói tối thiểu 6 giờ.

Kết luận

Để chẩn đoán rối loạn lipid máu cần phải làm đủ một bộ xét nghiệm mỡ máu. Kết quả có bất thường hay không còn tùy thuộc vào trị số bình thường của từng phòng xét nghiệm.Đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch khác là việc làm không thể thiếu trong chẩn đoán rối loạn lipid máu. Việc điều trị rối loạn lipid máu còn tùy thuộc vào mức độ và các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm cho nên bác sĩ chuyên khoa sẽ là người quyết định phương thức điều chỉnh rối loạn lipid máu cho bạn.\

Wellcare

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

LogoWellcare
Chúng tôi giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, và khi bạn cần tham vấn y tế, chúng tôi kết nối bạn với những bác sĩ chuyên khoa hàng đầu qua gọi thoại và gọi video.

Download the app

Get it on Google PlayDownload on the App Store

Follow Us

(+84) 028 3622 6822[email protected]LA0208 Lexington Office, 67 Mai Chi Tho, An Phu Ward, Ho Chi Minh City, Vietnam
© 2015 - 2024 • Wellcare • All Rights Reserved