Nhú lưỡi

Các gai lưỡi (hay nhú lưỡi) là những chỗ hình nấm, lồi lên ở đầu và hai bên lưỡi. Chúng có màu giống với phần còn lại của lưỡi và trong những trường hợp bình thường, chúng thường không được để ý đến.

Nhú lưỡi là gì?

VIAM - Các gai lưỡi (hay nhú lưỡi) là những chỗ hình nấm, lồi lên ở đầu và hai bên lưỡi. Chúng có màu giống với phần còn lại của lưỡi và trong những trường hợp bình thường, chúng thường không được để ý đến. Các nhú lưỡi làm cho lưỡi có bề mặt thô ráp để hỗ trợ cho quá trình ăn uống. Các nhú lưỡi cũng bao gồm các nhú vị giác và các tế bào có thể cảm nhận nhiệt độ.

(Ảnh minh họa)

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Hãy đến khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt trên hệ thống Khám từ xa Wellcare nếu các nhú lưỡi bị sưng kéo dài hoặc phát triển lan rộng hoặc làm bạn thấy khó khi ăn.

Nguyên nhân gây sưng các gai (nhú) lưỡi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các nhú lưỡi bị sưng. Trong đa số các trường hợp, những nguyên nhân này thường không nghiêm trọng.

Viêm gai lưỡi thoáng qua (Transient Lingual Papillitis)

Khoảng một nửa số người đã từng trải qua tình trạng này vào một thời điểm nào đó trong đời. Việc các gai lưỡi bị sưng trắng hoặc đỏ là do các gai lưỡi bị kích thích và sưng lên. Nguyên nhân của tình trạng này hiện vẫn chưa rõ, nhưng có thể liên quan đến stress, hormone, hoặc một số loại thực phẩm cụ thể.
Mặc dù viêm gai lưỡi thoáng qua làm bạn cảm thấy khó chịu, nhưng tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể tự biến mất sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, viêm gai lưỡi thoáng qua có thể sẽ tái phát.
Viêm gai lưỡi bùng phát là tình trạng thường gặp ở trẻ em và có khả năng lây nhiễm. Ở trẻ em, viêm gai lưỡi có thể kèm theo sốt và sưng hạch, đôi khi sẽ kèm theo việc nhiễm virus. Tuy nhiên, tình trạng này cũng thường không cần điều trị và sẽ biến mất trong vòng 2 tuần nhưng cũng có thể sẽ tái phát. Súc miệng bằng nước muối hoặc ăn thức ăn lạnh, mềm có thể làm các triệu chứng thuyên giảm.

Viêm loét miệng (Canker Sores)

Viêm loét miệng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong miệng, bao gồm cả phần dưới lưỡi. Nguyên nhân của tình trạng đau và sưng đỏ này cũng chưa được biết rõ. May mắn là tình trạng này không lây nhiễm.
Các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn có thể làm giảm các triệu chứng. Viêm loét miệng có thể sẽ cải thiện trong vòng 10 ngày mà không cần điều trị.
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu viêm loét miệng kéo dài, đi kèm với sốt hoặc khiến bạn quá đau đến mức không thể ăn hay uống được. Các loại thuốc điều trị tại chỗ được kê đơn cũng có thể sẽ hữu ích với bạn.

Nhú lưỡi có vảy (Squamous Papilloma)

Nhú lưỡi có vảy thường đi kèm với việc nhiễm virus Human Papilomavirus - HPV. Nhú lưỡi có vảy thường là một nhú lưỡi có hình dạng bất thường, xuất hiện đơn độc và có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc đốt laser. Không có cách nào để điều trị HPV nhưng các triệu chứng đơn lẻ có thể kiểm soát được.

Bệnh giang mai

Giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường khởi phát bằng những vết sưng nhỏ, không đau và dễ dàng biến mất. Vết sưng ban đầu sau đó sẽ trở thành các ban hoặc sẩn giang mai. Giai đoạn bệnh tiến triển, bạn sẽ xuất hiện nhiều vết sưng đỏ hơn.
Trong giai đoạn sớm, giang mai có thể dễ dàng được điều trị bằng kháng sinh. Trong giai đoạn thứ cấp, các vết sưng đỏ có thể xuất hiện trong miệng và trên lưỡi. Những vết sưng dạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị.

Bệnh tinh hồng nhiệt (Scarlet Fever)

Bệnh tinh hồng nhiệt có thể được nhận ra bằng việc lưỡi đỏ và sưng, thường được ví như trái dâu. Việc nhiễm vi khuẩn cũng có thể gây ra tình trạng mẩn đỏ trên da và sốt. Bệnh tinh hồng nhiệt thường nhẹ và có thể điều trị được bằng kháng sinh.
Các biến chứng thường rất hiếm gặp, bao gồm: viêm phổi, sốt thấp khớp và các bệnh thận. Bệnh tinh hồng nhiệt thường rất dễ lây do vậy cần được chăm sóc cẩn thận.

U sợi chấn thương (Traumatic Fibroma)

U sợi chấn thương có nguyên nhân là do các kích thích mãn tính làm các khối u sợi mịn, màu hồng phát triển trên lưỡi. Bệnh thường khó chẩn đoán do vậy thường sẽ phải tiến hành sinh thiết. Khối u sợi có thể sẽ được loại bỏ bằng cách phẫu thuật, nếu cần thiết.

U nang biểu mô lympho (Lymphoepithelial Cysts)

Các u nang này thường mềm, có màu vàng và thường xuất hiện ở phía dưới lưỡi. Nguyên nhân của tình trạng này hiện chưa rõ. Các u nang thường lành tính và có thể được loại bỏ bằng cách phẫu thuật.

Viêm lưỡi (Glossitis)

Viêm lưỡi là tình trạng viêm làm lưỡi của bạn trông mịn hơn, chứ không phải là xuất hiện các vết sưng. Viêm lưỡi có thể là hậu quả của nhiều tình trạng, bao gồm phản ứng dị ứng, hút thuốc và các kích thích hoặc viêm nhiễm khác. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Đến khám bác sĩ nếu viêm lưỡi kéo dài hoặc tái phát.

Ung thư miệng

Đa số các tình trạng sưng trên lưỡi đều không nghiêm trọng, nhưng một số có thể là biểu hiện của ung thư. Sưng do ung thư thường xuất hiện ở một bên lưỡi, thay vì ở đầu lưỡi. Loại ung thư phổ biến nhất thường phát triển ở lưỡi là ung thư biểu mô tế bào vảy.
Ung thư miệng lưỡi thường xuất hiện ở phần lưỡi phía trước. Các khối u có thể màu xám, hồng hoặc đỏ. Chạm vào chúng có thể gây chảy máu.
Ung thư cũng có thể sẽ phát triển ở phần phía sau của lưỡi. Tình trạng này thường khó phát hiện ra hơn, đặc biệt là khi nó không gây đau đớn trong giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển, bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn.
Nếu nghi ngờ bạn mắc ung thư, bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu mô lưỡi của bạn để xét nghiệm dưới kính hiển vi (sinh thiết). Các lựa chọn điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, phụ thuộc vào loại ung thư và giai đoạn ung thư.

Theo Viện y học ứng dụng Việt Nam

- 28-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Cứng khớp vai là vai bị cứng, đau và bị giới hạn tầm vận động. Không gian bên trong khớp vai dần nhỏ hơn. Bạn có thể mất vài tháng đến nhiều năm để cải thiện bệnh cứng khớp vai của mình.nCứng khớp vai phát triển theo các giai đoạn:
  • 28-05-2018
    Đau cổ hay còn gọi là sái cổ. Đây là tình trạng cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cổ hoặc vùng quanh cổ. Tình trạng này xảy ra khi các đốt sống (xương sống), đĩa đệm giữa các đốt sống và mô mềm chẳng hạn như cơ, gân cơ và dây chằng bị chấn thương. sái cổ
  • 18-09-2018

    Da nổi bóng nước là một rối loạn tự miễn hiếm gặp. Bệnh này gây ra các nốt mụn nước xuất hiện trên da hoặc trong miệng. Những bóng nước lớn dần, vỡ ra và tạo sẹo.

  • 28-05-2018
    Thiếu máu bất sản là hiện tượng thiếu máu do rối loạn chức năng tủy xương. Tủy xương là mô mềm trong xương có nhiệm vụ sản sinh tế bào máu bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Khi bị thiếu máu bất sản, tủy không thể tạo thêm tế bào máu, gây thiếu
  • 28-05-2018
    Đau cổ có thể do các bất thường tại các mô mềm (bắp cơ, dây chằng và dây thần kinh) cũng như tại xương và đĩa đệm của cột sống. Nguyên nhân: phổ biến nhất của đau cổ là bất thường mô mềm do chấn thương (như bong gân) hoặc mỏi cổ do sử dụng cổ trong thời
  • 28-05-2018
    Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xâm nhập vào dòng máu thông qua một vài chất dịch của cơ thể, thường là máu hoặc tinh dịch. Khi đã vào được trong máu, vi-rút xâm lấn và giết chết bạch cầu của hệ miễn dịch (còn gọi là tế bào CD4). Khi các tế bào