Cao huyết áp (tăng huyết áp)

Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Tìm hiểu chung Bệnh Cao huyết áp (tăng huyết áp)

Cao huyết áp (tăng huyết áp) là gì?

Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
Một số loại cao huyết áp chính bao gồm:
  • Cao huyết áp vô căn (EHT), hay còn gọi là cao huyết áp tự phát hoặc cao huyết áp cần thiết;
  • Tăng huyết áp thứ cấp;
  • Cao tăng huyết áp tâm thu;
  • Tiền sản giật, hay được gọi là cao huyết áp trong thai kỳ.

Ý nghĩa chỉ số huyết áp là gì?

Máu lưu thông trong cơ thể với một tốc độ nhất định. Chỉ số huyết áp của bạn bao gồm 2 chỉ số:
  • Huyết áp tâm thu, là giá trị cao hơn, đo áp suất trong động mạch khi tim đập (khi cơ tim hoạt động).
  • Huyết áp tâm trương, là giá trị thấp hơn, đo áp lực máu trong động mạch giữa các nhịp tim (giữa hai lần đập của tim).
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, huyết áp cao có thể được phân loại như sau:
  • Tiền cao huyết áp: 120/80 mmHg hoặc cao hơn;
  • Giai đoạn 1 cao huyết áp: 140/90 mmHg hoặc cao hơn;
  • Giai đoạn 2 cao huyết áp: 160/100 mmHg hoặc cao hơn;
  • Cao huyết áp khủng hoảng (một tình trạng đe dọa đến tính mạng): 180/110 mmHg hoặc cao hơn.
Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, đối với huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường. Khi bị cao huyết áp, máu sẽ lưu thông qua các động mạch ở áp suất cao, gây sức ép nhiều hơn vào các mô và gây tổn hại các mạch máu của bạn.
Bạn được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp nếu huyết áp của bạn là luôn trên 140/90 mmHg.

Tại sao bạn nên quan tâm về cao huyết áp (tăng huyết áp)?

Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, cao huyết áp là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến 1/4 số người trưởng thành ở Việt Nam. Nó được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì người bệnh thường không có triệu chứng, nhưng nó có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng và đôi khi thậm chí gây tử vong.
Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh tim mạch vành, suy tim, đột quỵ, suy thận và các vấn đề sức khỏe khác khi không được điều trị kịp thời.;

Nguyên nhân Bệnh Cao huyết áp (tăng huyết áp)

Nguyên nhân gây ra cao huyết áp (tăng huyết áp) là gì?
Đối với hầu hết các trường hợp cao huyết áp thường không có nguyên nhân. Đây được gọi là cao huyết áp nguyên phát.
Một số tình trạng sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch có thể gây ra huyết áp cao, được gọi là cao huyết áp thứ phát.
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc cảm cũng có thể gây ra huyết áp cao. Ở một số phụ nữ, mang thai hoặc các liệu pháp hormone có thể làm huyết áp tăng.
Huyết áp gây ra do thuốc có thể hoặc không thể trở lại bình thường sau khi ngừng thuốc. Nó có thể mất vài tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn, nếu huyết áp của bạn không trở lại bình thường.
Trẻ em dưới 10 tuổi mắc cao huyết áp thường do bệnh khác gây, ví dụ như bệnh thận. Điều trị các nguyên nhân gây bệnh có thể giải quyết được bệnh cao huyết áp.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Cao huyết áp (tăng huyết áp)

Những dấu hiệu và triệu chứng của cao huyết áp (tăng huyết áp) là gì?

Huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Đó là lý do tại sao cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Hiếm khi, đau đầu có thể xảy ra.
Bạn có thể mắc bệnh cao huyết áp và không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào cho đến khi bạn gặp một cơn đột quỵ hoặc đau tim.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Ở một số người, cao huyết áp nặng có thể dẫn đến chảy máu cam, đau đầu hoặc chóng mặt. Bởi vì cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến bạn mà bạn không biết mình đang mắc bệnh. Do đó, việc theo dõi huyết áp thường xuyên là rất quan trọng nếu bạn đang có các nguy cơ bị cao huyết áp. Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc huyết áp của bạn quá cao.

Những biến chứng có thể xảy ra của cao huyết áp (tăng huyết áp) là gì?

Khi huyết áp vẫn cao theo thời gian, nó có thể gây hại cho cơ thể. Các biến chứng của cao huyết áp bao gồm:
Suy tim. Suy tim là một tình trạng mà trong đó tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này làm cho trái tim phình ra và trở nên yếu hơn;
Chứng phình động mạch. Một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể của bạn, đó là chứng phình động mạch. Khi bị phình động mạch, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng chảy máu nội bộ và có thể đe dọa tính mạng;
Suy thận. Các mạch máu trong thận có thể trở nên hẹp lại và gây suy thận;
Nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Động mạch bị thu hẹp ở một số nơi trong cơ thể, từ đó dẫn đến việc hạn chế lưu lượng máu (đặc biệt là cho tim, não, thận và chân). Điều này có thể gây ra một cơn đau tim, đột quỵ, suy thận, hoặc người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ một phần chân;
Bệnh mắt: Các mạch máu trong mắt vỡ hoặc chảy máu. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi về thị lực hoặc thậm chí là mù lòa.;

Điều trị Bệnh Cao huyết áp (tăng huyết áp) hiệu quả

Làm thế nào để chẩn đoán cao huyết áp (tăng huyết áp)?

Bác sĩ của bạn sẽ tham khảo các yếu tố nguy cơ của bạn, tiền sử gia đình, khám lâm sàng và huyết áp của bạn để chẩn đoán chính xác bệnh.
Bác sĩ hoặc y tá sẽ đo huyết áp của bạn bằng cách sử dụng một loại thước đo, một ống nghe (hoặc cảm biến điện tử), và băng quấn đo huyết áp.
Để chuẩn bị cho kiểm tra huyết áp, bạn nên:
  • Không uống cà phê hay hút thuốc lá trong 30 phút trước khi kiểm tra. Những việc này có thể gây ra tăng huyết áp trong ngắn hạn.
  • Đi vệ sinh trước khi kiểm tra huyết áp. Bàng quang đầy nước có thể thay đổi huyết áp của bạn.
  • Ngồi yên trong 5 phút trước khi kiểm tra. Sự di chuyển có thể gây tăng huyết áp trong ngắn hạn.
  • Nếu huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao hơn theo thời gian, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị cao huyết áp. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, huyết áp 130/80 mmHg hoặc cao hơn sẽ được chẩn đoán là bị cao huyết áp.

Những xét nghiệm y tế khác có thể giúp chẩn đoán cao huyết áp (tăng huyết áp) là gì?

Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:
  • Xét nghiệm nước tiểu;
  • Điện tâm đồ (ECG);
  • Chụp X-quang ngực;
  • Chụp cắt lớp điện toán (CT scan).
  • Các xét nghiệm này để loại trừ bất kỳ nguyên nhân khác có thể có của bệnh cao huyết áp. Nếu không có nguyên nhân khác, bạn sẽ được chẩn đoán mắc cao huyết áp nguyên phát.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cao huyết áp (tăng huyết áp)?

Mục tiêu điều trị thường là để giữ cho huyết áp của bạn dưới 140/90 mmHg. Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị nghiêm ngặt để giữ cho huyết áp của bạn dưới 130/80 mmHg.
Thay đổi lối sống
Điều trị cao huyết áp bao gồm việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Nếu bệnh cao huyết áp của bạn không phải là nghiêm trọng, bạn nên thay đổi lối sống nhằm kiểm soát mức huyết áp tốt hơn.
Khi huyết áp của bạn dưới mức kiểm soát, bạn vẫn sẽ cần điều trị. “Dưới mức kiểm soát” có nghĩa là chỉ số huyết áp của bạn là ở mức bình thường. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn biết bao lâu thì nên kiểm tra huyết áp.
Thuốc
Nếu việc thay đổi lối sống không làm tình trạng bệnh khá hơn hoặc bạn mắc bệnh cao huyết áp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc. Thuốc giúp làm hạ huyết áp cao bao gồm:
Thuốc lợi tiểu;
Thuốc ức chế Beta;
Thuốc ức chế hấp thụ canxi;
Các chất ức chế ACE;
Thuốc giãn mạch.
Bác sĩ sẽ theo dõi diễn tiến bệnh và có thể tăng liều hoặc thay đổi và thêm thuốc cho đến khi tìm ra thuốc phù hợp nhất cho bạn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về các phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.
Điều trị trong trường hợp khẩn cấp
Đối với người bị cao huyết áp khủng hoảng, người bệnh cần phải được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc chăm sóc đặc biệt, vì bệnh có thể gây tử vong. Người bệnh sẽ đượ ctheo dõi tình trạng tim và mạch máu. Bác sĩ có thể cho người bệnh thở oxy và thuốc giúp ổn định lại huyết áp xuống mức an toàn.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Cao huyết áp (tăng huyết áp)

Làm thế nào bạn có thể hạn chế diễn tiến của cao huyết áp (tăng huyết áp)?

Bạn cần phải kiên trì với quá trình điều trị. Việc điều trị có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề liên quan đến cao huyết áp và giúp bạn sống và hoạt động tốt hơn. Nếu bạn có tiền sử bệnh gia đình mắc cao huyết áp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc giảm thiểu rủi ro cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát mức huyết áp của bạn bằng cách:
  • Có chế độ ăn lành mạnh và ít muối;
  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Cố gắng duy trì một trọng lượng khỏe mạnh;
  • Bỏ hút thuốc;
  • Uống thuốc điều trị bệnh cao huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Theo dõi huyết áp của bạn thường xuyên ở nhà với một thiết bị theo dõi.
Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe của bạn và cách sống với bệnh cao huyết áp.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Đó chính là đái tháo nhạt. Tình trạng khiến bạn khát nhiều do bạn tiểu nhiều.
  • 28-05-2018
    Viêm giác mạc do nấm là một nhiễm trùng giác mạc (mái vòm tròn, trong suốt che mống mắt và đồng tử) gây đau đớn, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng và chảy nước mắt hoặc dịch tiết từ mắt của bạn. Do nhiễm từ sử dụng kính áp tròng hoặc chấn thương ở
  • 15-08-2022

    Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm vi rút đậu mùa khỉ. Virus đậu mùa khỉ cùng họ virus với bệnh đậu mùa. Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ tương tự như các triệu chứng bệnh đậu mùa, nhưng nhẹ hơn; và bệnh đậu mùa khỉ hiếm khi gây tử vong. Bệnh đậu mùa khỉ không liên quan đến bệnh thủy đậu.

  • 28-05-2018
    Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến, rất nhiều chị em trong độ tuổi 20-50 mắc phải. Cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung. Ở tình trạng bình thường, khả năng những vùng này viêm nhiễm thấp. Nhưng nếu bị những tổn thương cơ giới như các
  • 28-05-2018
    Thận liên tục tạo ra nước tiểu. Những giọt nước tiểu được liên tục dẫn xuống bàng quang qua niệu quản (niệu quản là ống dẫn từ thận đến bàng quang). Mỗi người đi tiểu một lượng khác nhau phụ thuộc vào bạn uống bao nhiêu nước và ăn bao nhiêu thức ăn và
  • 28-05-2018
    Viêm ruột – dạ dày do virus (hay còn được gọi là viêm ruột) là một bệnh nhiễm trùng dẫn đến tình trạng viêm (sưng đỏ) dạ dày và ruột do virus gây ra. Đây là bệnh khá phổ biến, đôi khi còn được gọi là “cúm dạ dày” vì nó lây lan thông qua tiếp xúc trực