Béo phì

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể Bệnh béo phì có thể được định nghĩa và phân loại bằng cách sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI). Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo
- Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể
Bệnh béo phì có thể được định nghĩa và phân loại bằng cách sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI).
Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo công thức: trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét).
BMI = W (kg) / (m)
Bảng phân loại thừa cân, béo phì ở người lớn và trẻ em là khác nhau.
Đối với người trưởng thành, BMI ≥ 30 là béo phì.
Béo phì là một bệnh lý độc lập nhưng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi mật, ung thư…

Triệu chứng béo phì bạn không nên bỏ qua

Triệu chứng béo phì bạn không nên bỏ qua

Mỡ tập trung ở một phần cơ thể như bụng, mông, đùi, có biểu hiện đau thắt ngực, khó thở, huyết áp cao... đã được xem là triệu chứng béo phì thường gặp.

9 triệu chứng béo phì không thể xem nhẹ

Người béo phì thường xuyên đói bụng dù ăn uống điều độ và không hoạt động nhiều

  1. Thị lực kém: Đây là triệu chứng béo phì thường gặp nhất ở người mắc căn bệnh này. Nguyên nhân là do lượng đường cao trong cơ thể làm tròng mắt bị giãn khiến thị lực bị giảm đáng kể. Ngoài ra, các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
  2. Cảm giác đói bụng thường xuyên: Bạn sẽ thường xuyên đói bụng mặc dù vẫn ăn uống điều độ và không hề hoạt động nhiều. Béo phì sẽ ngăn chặn glucose (đường) đi vào các tế bào, khi đó cơ thể sẽ không thể chuyển hoá các thức ăn thành năng lượng cho chúng ta hoạt động trong ngày.
  3. Viêm da: Với lượng đường cao trong cơ thể, khả năng bảo vệ bạn khỏi căn bệnh viêm da bị suy yếu. Ngoài ra, phụ nữ bị béo phì sẽ rất khó để phục hồi khi bị viêm nhiễm ở vùng kín và thận.
  4. Tê chân tay: Nồng độ đường cao trong cơ thể sẽ phá hoại các dây thần kinh và các mạch máu đem thức ăn để nuôi sống các dây thần kinh đó. Vì vậy, bạn sẽ thường xuyên bị tê ở chân và tay.
  5. Hay lẫn lộn và bối rối: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh béo phì vì căn bệnh này ảnh hưởng lớn đến sự nhanh nhẹn và độ tập trung của bạn.
  6. Rối loạn cương dương: Các nghiên cứu cho biết, 35% đến 75% đàn ông béo phì đều mắc phải triệu chứng này. Nếu như một người đàn ông lớn hơn 50 tuổi thường xuyên bị chứng rối loạn này thì khả năng mắc bệnh béo phì sẽ cực kỳ cao.
  7. 7. Mệt mỏi cơ thể: Cơ thể mệt mỏi cũng là một trong những triệu chứng béo phì hàng đầu của căn bệnh này. Glucose sẽ không đi vào trong các tế bào và tạo ra lượng năng lượng mà chúng ta cần.
  8. Luôn khát nước: Luôn luôn cảm thấy khát nước và bị khô miệng.
  9. Dễ cáu kỉnh: Bạn rất dễ cáu cho dù chuyện có nhỏ nhặt đến đâu vì theo các chuyên gia, lượng đường trong máu sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta. Đây cũng là một trong những triệu chứng của béo phì phổ biến nhất.

Dấu hiệu sớm cho thấy trẻ bị béo phì

Trẻ thích ăn đồ ngọt, không chịu ăn rau sẽ có nguy cơ tăng cân nhanh
Các dấu hiệu xuất hiện từ rất sớm và có liên quan đến béo phì ở trẻ đó là:
  • Trẻ sơ sinh nặng cân, sớm có kích cỡ lớn, tăng cân nhanh, tăng trưởng nhanh trong 1, 2 năm đầu.
  • Trẻ có cha mẹ bị béo phì, sớm có mỡ béo trong cơ thể.
  • Trẻ xem tivi quá nhiều và thiếu ngủ. Theo đó, những đứa trẻ lên 3 tuổi xem tivi nhiều hơn 8 giờ/tuần hoặc ngủ ít hơn 10-12 giờ mỗi đêm có nguy cơ tăng cân rất nhiều.
  • Luôn ăn hết phần và đòi ăn thêm: Tình trạng này nếu xảy ra nhanh trong một thời gian ngắn và kéo dài liên tục thì bạn hãy xem chừng bởi rất có thể, bệnh béo phì đang tiến đến rất gần con bạn rồi đấy!
  • Thích ăn những món ngọt, béo: Mặc dù trẻ con rất cần chất béo để tăng trưởng cơ thể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác.
  • Trẻ không chịu ăn rau: Hầu như trẻ nào không chịu ăn rau cũng sẽ bị béo phì do khẩu phần ăn không cân đối mà nghiêng nhiều về những chất tạo năng lượng (béo, ngọt, đạm)...
Trên đây là những triệu chứng béo phì thường gặp. Hãy cùng chung tay đẩy lùi bệnh béo phì để tận hưởng một cuộc sống thoải mái, không bệnh tật.
Thúy Bình
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)
 

Cách chữa béo phì an toàn và hiệu quả

Cách chữa béo phì an toàn và hiệu quả

Chứng béo phì chủ yếu là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống. Cách chữa béo phì chủ yếu là thay đổi thói quen ăn uống, vận động.

Chữa béo phì bằng cách thay đổi chế độ ăn uống

Tăng cường lối sống năng động là cách chữa béo phì an toàn
Loại trừ nguyên nhân bệnh tật (chiếm 10%) thì nguyên nhân chính của thừa cân béo phì là do năng lượng ăn vào nhiều hơn năng lượng tiêu hao. Nguyên tắc chung chữa béo phì là giảm năng lượng ăn vào và tăng năng lượng tiêu hao.
Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý là mục tiêu điều trị béo phì không phải chỉ là giảm cân. Trái lại, nếu giảm cân không đúng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Tùy theo tình trạng sức khỏe, bệnh tật của mỗi người mà có những mục tiêu điều trị khác nhau. Thứ tự ưu tiên như sau:
Lập một bảng chế độ ăn hợp lí cho người béo phì: hạn chế ăn đồ ăn nhiều đạm, đường, chất béo, tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh.
Uống nhiều nước, nước hoa quả thay vì nước ngọt có gas.
Ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một, tránh ăn quá nhiều một lúc khiến cơ thể bị tích mỡ.
Hạn chế uống sữa nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột.
Tăng cường lối sống năng động.
Với những trường hợp bị mắc bệnh béo phì quá nặng: nên tới bác sĩ khám và điều trị để bác sĩ đưa ra lời khuyên và thuốc giảm cân tốt nhất, tránh biến chứng xấu xảy ra. Với những trường hợp đã áp dụng tất cả các phương pháp trên nhưng đều không thành công thì phương án cuối cùng là phẫu thuật giảm hút mỡ giảm béo.

Cách chữa béo phì bằng cách tăng cường vận động

Tăng cường hoạt động thể dục thể thao, tránh ngồi quá lâu, xem tivi nhiều...
Tăng cường vận động để phát triển cân đối, không bị thừa cân, béo phì.
Tăng cường tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp…
Đối với trẻ bị béo phì cần khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang…
Thường xuyên tham gia các hoạt động nhẹ nhàng tại nhà như lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc… Tránh ngồi quá lâu, dành thời gian quá nhiều trong ngày để xem tivi, đọc truyện, ngồi máy tính, ngủ…
Đối với trẻ em, cần cân đối hợp lý giữa học và chơi, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng để trẻ có thể phát triển cân đối cả thể chất và tinh thần.
Trên đây là những cách chữa béo phì, mọi người tham khảo để áp dụng hiệu quả nhé!
Thúy Bình
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)
 

3 phương pháp điều trị béo phì bạn có thể áp dụng

3 phương pháp điều trị béo phì bạn có thể áp dụng
Bệnh béo phì đang và sẽ là một mối hiểm họa cho thế hệ tương lai của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Vì vậy, điều trị béo phì ngày càng được quan tâm.

Điều trị béo phì bằng cách thay đổi chế độ ăn uống

Lượng calo dung nạp và cần giảm mỗi ngày dựa vào cân nặng, tuổi và tình hình sức khỏe bệnh nhân
Cách thức chính là tiết thực giảm calo, giảm mỡ và vài thức ăn có khả năng giảm sinh năng lượng cho cơ thể.
Tuy nhiên, lượng calo dung nạp và cần giảm mỗi ngày phải dựa vào cân nặng, tuổi, và tình hình sức khỏe bệnh nhân, một yếu tố đóng vai trò quan trọng nữa là động lực và ý chí thực hiện. Nếu lượng calo cung cấp giảm dưới 500kcal mỗi ngày thì sẽ làm mất trọng lượng khoảng 0,5kg/tuần. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có thói quen ăn nhiều, chấp nhận hạn chế thức ăn trong cuộc sống thường ngày là rất khó khăn.
Điều đặc biệt lưu ý ở phương pháp này là không phải tiết thực giảm trọng lượng là nhịn đói hoàn toàn. Sử dụng phương pháp điều trị nhịn đói, cách này rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.

Điều trị béo phì bằng cách tăng cường vận động

Người bị béo phì nên gia tăng hoạt động thể lực từ từ, như tập thể dục 10 - 30 phút/ngày
Hoạt động thể lực và tập thể dục làm tăng sự tiêu dùng năng lượng. Mục đích của quá trình luyện tập nhằm:
+ Cải thiện được đường máu
+ Giảm đề kháng insulin
+ Giảm trọng lượng cơ thể
+ Cải thiện lipoprotein (giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, nên giảm được xơ vữa động mạch)
+ Tác dụng tốt đến hệ tim mạch
+ Làm gia tăng tính dẻo dai, tăng sức lực
+ Tăng cảm giác ăn ngon miệng
Người bị béo phì nên gia tăng hoạt động thể lực từ từ, như tập thể dục 10 - 30 phút/ngày cho đến khi đạt 300 phút/tuần.
Vận động thể lực thường được sử dụng là đi bộ, chạy bộ, đạp xe hay bơi lội…

Điều trị béo phì bằng phẫu thuật

Đây là trường hợp ngoại lệ, chỉ áp dụng cho dạng béo phì quá trầm trọng, đe dọa sự sống của chính bệnh nhân (những người quá >50% trọng lượng lý tưởng, và
Trên đây là các phương pháp điều trị béo phì phổ biến, được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Thúy Bình
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)
 

Phòng ngừa bệnh béo phì

Phòng ngừa bệnh béo phì

1. Kiểm tra cân nặng thường xuyên để tự đánh giá được tình trạng dinh dưỡng.
2. Khẩu phần ăn cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thực phẩm, tránh cách ăn chỉ riêng một loại thực phẩm nào đó (có thể do khẩu phần ăn đơn điệu, hoặc có bạn chỉ 'nghiện' mỗi món gà rán, nên bữa nào cũng chỉ ăn có 1 món gà rán! ăn kiểu này sẽ không tốt cho sức khỏe đâu các bạn nhé!) .
3. Duy trì thường xuyên các hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi.
4. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng về phòng tránh thừa cân – béo phì và các bệnh mãn tính có liên quan đến dinh dưỡng, phổ biến '10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý'.

Làm thế nào để phòng ngừa béo phì ở trẻ em

Làm thế nào để phòng ngừa béo phì ở trẻ em
Theo thống kê, 30-50% trường hợp béo phì ở trẻ em và 80% ở thiếu niên nếu không chữa trị sẽ kéo dài tới tuổi trưởng thành. Dưới đây là cách phòng ngừa béo phì ở trẻ em.

  1. Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả thay vì thức ăn nhanh hoặc thực phẩm ăn liền.
  2. Hạn chế những thức uống ngọt và đồ ăn vặt có hàm lượng chất béo và đường cao. Thay vì vậy, cho trẻ uống nước hoặc sữa ít béo và ăn thức ăn bổ dưỡng.
  3. Thay vì chiên, dùng những phương pháp nấu ăn ít béo như nướng và hấp.
  4. Cho trẻ ăn khẩu phần ít hơn.
  5. Tránh thưởng cho trẻ bằng một món ăn.
  6. Không cho trẻ bỏ bữa ăn sáng, vì điều này có thể khiến trẻ ăn quá nhiều sau đó.
  7. Hạn chế cho trẻ ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
  8. Ngồi ăn tại bàn. Ngồi ăn trước truyền hình hoặc máy vi tính sẽ khiến trẻ ăn nhiều và không biết là mình đã no.
  9. Khuyến khích trẻ vận động như chạy xe đạp, chơi bóng và nhảy dây.
  10. Hạn chế thời gian xem truyền hình, dùng máy vi tính và chơi điện tử.
  11. Lên kế hoạch cho cả gia đình hoạt động ngoài trời, chẳng hạn đi sở thú, đi bơi hoặc đi chơi công viên.
  12. Giao một số việc buộc trẻ phải hoạt động.
  13. Nêu gương trong việc ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn.

Để phòng ngừa béo phì ở trẻ em thực ra không hề khó. Mọi người cần có ý thức để trẻ có một sức khỏe tốt nhất.
Thúy Bình
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)

Bài thuốc dân gian chữa béo phì

Bài thuốc dân gian chữa béo phì

Đông y có nhiều bài thuốc để chữa béo phì đơn thuần (không phải bệnh lý), mắc phải do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý. Tuy nhiên, không có bài thuốc chung cho tất cả người béo, vì mỗi thể bệnh cần một bài thuốc riêng.
Trong Đông y, béo phì đơn thuần, mắc phải thuộc phạm vi của các chứng đàm ẩm, thủy thũng và hư lao. Béo phì là chứng bệnh thuộc loại hình 'gốc hư ngọn thực', nghĩa là người to béo trong khi cơ thể suy yếu, hoạt động của tạng phủ bị rối loạn. Nguyên nhân thường là: chức năng sinh lý suy giảm, đàm thấp ứ đọng; dạ dày nóng, chức năng tiêu hóa hấp thụ suy yếu; âm dương mất cân bằng.
Thực tế lâm sàng cho thấy, để chữa khỏi chứng bệnh béo phì, đối với mỗi người cần có phép chữa và bài thuốc thích hợp. Không thể sử dụng một loại thuốc giảm béo cho tất cả mọi người.
Những người béo phì đơn thuần, mắc phải có thể căn cứ vào những biểu hiện của bản thân mà chọn dùng một trong các bài thuốc dưới đây:

Bổ khí hóa đàm thang

Phòng kỷ, bạch truật, sơn tra (sao cháy), đẳng sâm mỗi thứ 12 g; hoàng kỳ, phục linh mỗi thứ 15 g; trư linh, bán hạ, lá sen mỗi thứ 9 g, trần bì 6 g. Nấu với 1.500 ml nước, còn 600 ml, chia 3 lần, uống trong ngày. Uống liên tục 20 ngày, nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác. Thường sau 1 liệu trình bắt đầu có chuyển biến.
Bài thuốc này dùng cho người béo phì thuộc loại hình 'Khí hư đàm tích' (chức năng sinh lý suy giảm, đàm thấp ứ đọng).
Thể bệnh này hay gặp ở sau độ tuổi trung niên, chức năng tiêu hóa và hô hấp đã suy giảm, khiến cho “đàm trọc” (sản vật bệnh lý, mỡ dư thừa) tích đọng lại, thành ra béo phì.
Biểu hiện: Người béo phì, hễ hoạt động là thở hụt hơi, vã mồ hôi, da nhợt nhạt, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, thích ngủ, kém ăn, bụng ngực trướng đầy, đại tiện phân nhão hoặc tiêu chảy, thân thể nặng nề hoặc phù thũng; chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng.

Lợi thấp hóa đàm thang

Trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 10 g, bán hạ 8 g, phục linh 16 g, xương bồ 8 g, viễn chí 6 g, trạch tả 12 g, đông qua bì (vỏ bí đao) 20 g. Sắc uống thay nước trong ngày, liên tục 20 ngày, nghỉ 5 ngày lại tiếp tục liệu trình khác.
Bài thuốc áp dụng cho trường hợp béo phì thuộc loại hình “Đàm nhiệt tích trệ”, hay gặp ở những người ăn nhiều đồ béo ngọt, uống nhiều rượu.
Biểu hiện: Thân hình to béo, người nặng nề đuối sức, có thể kèm theo đầu choáng, mắt hoa, ngực đầy tức, ngột ngạt khó chịu; phụ nữ bế kinh hoặc không thụ thai được, rêu lưỡi nhớt hoặc vàng nhớt.

Thanh vị thông phủ thang

Đại hoàng, bán hạ, thần khúc mỗi thứ 8 g; chỉ thực, trạch tả, sơn tra mỗi thứ 12 g; mạch nha 10 g, phục linh 16 g, kê nội kim 6 g. Sắc uống thay nước trong ngày; uống theo từng liệu trình 20 ngày.
Bài thuốc có tác dụng trừ hỏa nhiệt ở phủ vị - dạ dày, kiện tỳ, trừ đàm thấp, chữa béo phì thuộc loại hình “vị nhiệt tỳ hư” (dạ dày nóng, chức năng tiêu hóa hấp thụ suy yếu). Dạng bệnh này hay gặp ở thanh thiếu niên, phụ nữ có mang hoặc phát phì sau khi sinh đẻ.
Biểu hiện: Ăn nhiều, mau đói, miệng khát, uống nước nhiều, thân hình béo phì, mặt đỏ tươi, tinh thần sung mãn, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Thanh nhiệt hóa đàm thang

Hoàng liên 3 g, hoàng cầm, hậu phác, bán hạ, sơn chi tử mỗi thứ 9 g, thạch cao 15 g (sắc trước 30 phút), đại hoàng 5 g (cho vào sau, trước khi bắc thuốc ra 5 phút), cam thảo 5 g. Sắc uống thay nước trong ngày; uống theo từng liệu trình 20 ngày.
Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, làm tan đờm, chữa béo phì thể 'đàm nhiệt nội trở'.
Biểu hiện: Người béo phì, da mặt bóng loáng như bôi mỡ, ăn rất khỏe, mau đói, sợ nóng, phiền táo, miệng đắng, họng khô, tiểu tiện vàng sẻn hoặc đại tiện bí kết. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.

Hóa tích thang

Đan sâm, xích thược mỗi thứ 15 g; đào nhân, lai phục tử, lá sen, hồng hoa, xuyên khung, diên hồ sách mỗi thứ 9 g, thanh bì 6 g, trạch lan, trạch tả, phục linh mỗi thứ 12 g. Sắc uống thay nước trong ngày; uống theo từng liệu trình 20 ngày.
Bài thuốc có tác dụng chữa béo phì thuộc loại hình 'đàm ứ nội tích'.
Biểu hiện: Người béo phì, hoạt động một chút là mệt mỏi, thở dốc, dễ ra mồ hôi, đầu choáng váng, ngực bụng trướng đầy, mạng sườn căng tức, đau hoặc nổi cục; chất lưỡi tối bệu, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc nhớt.
 

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 15-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh lý này đặc trưng bởi quá trình giãn cơ không đầy đủ của cơ thắt thực quản dưới và mất nhu động thực quản. Điểm nổi bật của co thắt tâm vị là sự mất các neuron thần kinh ức chế NO và các neuron VIP trong đám rối tạng thực quản. Co thắt tâm vị giai
  • 28-05-2018
    Viêm mạch là tình trạng viêm các mạch máu. Viêm mạch gây ra những thay đổi trong thành của các mạch máu, bao gồm dày lên, làm suy yếu, thu hẹp và sẹo. Có rất nhiều loại viêm mạch. Một số hình thức cấp tính trong khi những người khác mãn tính. Viêm mạch,
  • 17-10-2018

    Bướu sợi tuyến là khối u lành tính ở vú. Không phải tất cả khối u xuất hiện trong vú là bướu sợi tuyến. Mọi người thường nhầm lẫn bướu sợi tuyến với ung thư vú. Sự khác biệt giữa hai loại là bướu sợi tuyến không to lên và xâm lấn đến các cơ quan khác

  • 13-05-2022

    Bệnh van động mạch chủ hai mảnh ở trẻ hầu hết đều không cần điều trị gì và không hạn chế hoạt động thể chất. Tuy nhiên, có 30% người bệnh có khả năng biến chứng nặng, cần thăm khám thường xuyên.

  • 28-05-2018
    Thận là hai cơ quan nằm trong khoang bụng ở hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Chúng làm sạch máu của bạn bằng cách loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa, duy trì cân bằng muối và khoáng chất trong
  • 28-05-2018
    Phụ nữ có ống dẫn trứng bất thường có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung. Ống dẫn trứng bất thường có thể hiện diện ở những phụ nữ có các tình trạng sau: